Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp xuất nhập khẩu lao động Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này.

    Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỉ luật lao động Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên. Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ vấn đề xuất khẩu lao động và công tác mở rộng thị trường và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của lao động Việt Nam để lao động xuất khẩu của nước ta ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường lao động quốc tế.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện trên những tài liệu, số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, CIEM – Trung tâm thông tin tư liệu – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và báo cáo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 về công tác xuất khẩu lao động và số liệu dân số của nước ta.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:

     Phương pháp thống kê

     Phương pháp thống kê phân tích

     Phương pháp suy luận

     Phương pháp tổng hợp

    5. Kết quả nghiên cứu

    Đề tài phân tích thực trạng về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong gần 30 năm qua và đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển công tác xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2010 - 2015

    6. Kết cấu:

     Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động

     Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động của việt nam

     Chương 3: Triển vọng, mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...