Luận Văn Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh – Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỤC LỤC 1
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Phần 1: Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo. 8
    1. Khái niệm. 8
    1.1. Khái niệm nghèo, đói: 8
    1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế. 8
    1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam (Theo Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và phương hướng từ năm 2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000). 10
    1.1.3. Một số khái niệm liên quan. 11
    1.1.4. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. 13
    1.1.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. 14
    1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác xoá đói giảm nghèo. 15
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo. 16
    2.1.Yếu tố khách quan. 16
    2.2. Yếu tố chủ quan 18
    3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội. 18
    4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của các địa phương trong nước. 20
    4.1. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới. 20
    4.2. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước. 21
    5. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 24
    Phần 2: Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanh hoá giai đoạn 2001-2005. 26
    I. Đặc điểm của huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 26
    1. Đặc điểm tự nhiên. 26
    2. Đặc điểm kinh tế. 26
    3. Đặc điểm văn hoá, xã hội. 27
    II. Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 28
    1. Quy mô đói nghèo giai đoạn 2002-2006. 28
    1.1. Giai đoạn 1997-2004. 28
    1.2. Giai đoạn 2005-2006. 32
    2. Cơ cấu đói nghèo phân theo các tiêu chí. 36
    2.1.Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội: 37
    2.2. Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề. 39
    2.3. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo. 41
    2.4.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo. 44
    3. Phân bố đói nghèo trong huyện. 46
    4. Các nguyên nhân đói nghèo. 48
    4.1. Đối với Việt nam nói chung. 49
    4.1.1.Nguyên nhân lịch sử, khách quan: 49
    4.1.2.Nguyên nhân chủ quan: 50
    4.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 51
    4.2.1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội. 51
    4.2.2. Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ. 52
    4.2.3. Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo: 53
    5. Đánh giá hiệu quả của các chính sách Xoá đói giảm nghèo của huyện và tỉnh trong những năm qua 53
    5.1. Chính sách hỗ trợ về y tế. 53
    5.2. Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo 56
    5.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. 59
    5.4. Một số phong trào điển hình. 60
    III. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hoá. 61
    1. Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. 61
    1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. 61
    1.1.1. Chính sách hỗ trợ về kinh tế. 61
    1.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục. 61
    1.1.3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. 61
    1.1.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. 61
    1.1.5. Các chính sách an sinh xã hội. 62
    2. Nhóm giải pháp thông qua thực hiện các dự án. 62
    2.1. Nhóm các dự án giảm nghèo chung. 62
    2.1.1. Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo. 62
    2.1.2. Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ănvà khuyến nông, khuyến ngư. 62
    2.1.3. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các xã nghèo. 62
    2.2.1. Cho vay vốn tín dụng ưu đãi. 63
    2.2.2. Hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo. 63
    2.2.3. Nhân rộng các điển hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 63
    2.4. Các chính sách về giáo dục cho người nghèo. 64
    3. Dự kiến kết quả. 64
    4. Những kiến nghị, đề xuất. 66
    4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 66
    4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá. 66
    4.3. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 67
    KẾT LUẬN. 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
    BẢN CAM ĐOAN 72


    LỜI MỞ ĐẦU
    Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa . đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại . Chính vì vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hoá giàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hoàn thành mục tiêu quốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoá giàu nghèo. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Phải phát huy truyền thống tinh hoa văn hoá người Việt trong nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo.
    Như Thanh - Thanh Hoá là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hoá, huyện cũng có một nét chung đối với tất cả các địa phương khác đó là tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn đang rất khó khăn yếu kém. Điều này cũng là một tất yếu đối với một huyện miền núi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Huyện mới được thành lập từ năm 1997 từ việc chia tách từ huyện Như Xuân. Do đó, công tác xoá đói giảm nghèo đặc biệt quan tâm nhất là từ năm 1997 đến nay.
    Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói.Như Thanh - Thanh Hoá là một trong những huyện sớm triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Từ những năm 1999 Hội đồng nhân dân huyện đã có Nghị quyết số 2159/NĐ/HĐND ngày 21/10/1999 về một số biện pháp, chính sách thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, Uỷ ban nhân dân huyện đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ các huyện đến các xã, dành nhiều ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo, lập quỹ cho vay Xoá đói giảm nghèo , xây dựng các mô hình xoá đói giảm nghèo .
    Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. Kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu về thu nhập, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo nói riêng và của nhân dân trong huyện nói chung. Với tư cách là một sinh viên thực tập tại huyện em nhận thấy vấn đề nghèo đói của huyện là rất phổ biến, cần phải có những bước đi thật chính xác mới có thể khắc phục được. Chính vì vậy em đã chọn đề tài chuyên đề thực tập là: Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh – Thanh Hoá.
    Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên chuyên đề thực tập không thể tránh được những thiếu sót hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và các chú các anh công tác tại phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.


    Phần 1: Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo.
    1. Khái niệm.
    1.1. Khái niệm nghèo, đói:
    1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế.
    - Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): Nghèo đói là trạng thái môt bộ phận dân cư không được hưởng và thão mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
    Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
    Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa k hang trang . hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sống giữa người này với người khác, vùng này với vùng khác.
    Hộ nghèo tương đối không phải là đối tượng chủ yếu của chương trình. Để giải quyết nghèo tương đối có chương trình, giải pháp khác tác động đến như: Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế trang trại, cho vay của ngân hàng chính sách, ngân hàng Nông nghiệp.
    Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
    Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.
    Nghèo tuyệt đối là sự không thoã mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ .không so sánh với ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộc sống.
    Hộ nghèo tuyệt đối là đối tượng chủ yếu của chương trình, mục tiêu xoá đói giảm nghèo phải tác động. Để xem xét mức độ nghèo đói chúng ta cần thước đo gọi là chuẩn nghèo.
    - Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối .là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
    Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh Châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương. Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người. Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước. Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi. Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập. Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...