Luận Văn Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện thoại tây thành phố thực trạn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU


    1.1. Đặt vấn đề.
    Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”Chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mọi thành viên, mọi phòng ban trong công ty tạo thành một khối vững chắc, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, coi lợi nhuận như là một “tiêu chuẩn duy nhất” để tồn tại doanh nghiệp, không quan tâm đến việc xây dựng “Văn hoá doanh nghiêp”. Từ đó dẫn đến lương tâm, phẩm giá của người lao động bị giảm sút, làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình độ quản lý, kinh doanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả thưởng cho người công nhân đúng thời hạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, làm cho người lao động không hứng thú làm việc, không gắn bó với doanh nghiệp. Tất cả những điều ấy cho thấy, các doanh nghiệp thiếu hẳn vai trò của văn hoá trong sản xuất kinh doanh. Hay nói một cách khác là các doanh nghiệp chưa thực sự hình thành cho mình một VHDN.
    Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho doanh nghiệp thích ứng được nhu cầu cạnh tranh và có sức sống.Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa.
    Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến VHDN trên bình diện văn hoá trong kinh doanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh của VHDN như: Tinh thần doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh, Triết lý kinh doanh, chưa có đề tài nào nghiên cứu VHDN trên bình diện chung. Đặc biệt rất ít đề tài nào nghiên cứu xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp nhà nước.
    Công ty điện thoại Tây Thành Phố là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trực thuộc Tập đoàn VNPT Việt Nam. Nhiều năm qua vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa ở Công ty rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này rất phù hợp với hướng nghiên cứu mà tôi chọn nên sau khi thực tập tại Công ty tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
    a. Mục tiêu chung:
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đưa giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
    b. Mục tiêu cụ thể:
    - Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
    - Đánh giá tác động của VHDN đến hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty.
    - Đo lường VHDN hiện tại và mong muốn trong tương lai ở Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
    - Đề xuất nhóm giải pháp nhằm xây dựng và pháp triển văn hóa sâu và rộng hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...