Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài tại Việt Nam

    Mục Lục

    Lời mở đầu 2

    1. Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và vấn đề thu hút nhân tài 2

    1.1. Khái luận chung về văn hóa doanh nghiệp . 2

    1.2. Những điểm cần lưu ý nhất về văn hóa doanh nghiệp 5

    1.3. Hiểu như thế nào về thu hút nhân tài? . 10

    1.4. Mối quan hệ giữa thu hút nhân tài và văn hóa doanh nghiệp 18

    2. Điển hình về thu hút nhân tài dựa trên văn hóa doanh nghiệp ( google) 23

    2.1 Sơ lược về Google và văn hóa doanh nghiệp của Google 23

    2.2. Tuyển dụng Nhân sự của google là những người tài: 33

    3. Thực trạng vận dụng văn hóa doanh nghiệp để thu hút nhân tài ở việt nam . 46

    3.1. Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp việt nam . 46

    3.2. Những DN đã thành công dựa trên văn hóa doanh nghiệp để thu hút nhân tài ở VN . 52

    3.3. Những đề xuất với các doanh nghiệp về việc xây dựng VNDN để thu hút nhân tài ở VN 58


    Lời mở đầu



    1. Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và vấn đề thu hút nhân tài

    1.1. Khái luận chung về văn hóa doanh nghiệp

    - Văn hóa doanh nghiệp là gì?

    Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa khác nhau

    có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về

    VHDN. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về VHDN. Có một vài cách định nghĩa

    VHDN như sau:

    Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ,

    "VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị

    các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp".

    Theo ILO, "VHDN là sự tổng hợp đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói

    quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối

    với một tổ chức đã biết".

    Theo Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, "VHDN (hay văn hoá

    công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh nghiệp học được

    trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung

    quanh".

    Theo các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta, VHDN là trạng thái tinh thần

    và vật chất đặc sắc của một doanh nghiệp được tạo nên bởi hoạt động quản lý và hoạt

    động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một điều kiện lịch sử xã hội nhất định.

    E.H. Schein- nhà xã hội học người Mỹ đưa ra định nghĩa: "VHDN là tổng thể

    những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong

    các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết trong

    hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân

    viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. VHDN là

    một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy

    được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến

    cách thức hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các

    thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý

    các vấn đề với môi trường xung quanh. Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các

    thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh.

    Chức năng chủ yếu của VHDN là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên, trong doanh

    nghiệp. Ngoài ra, VHDN còn đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân

    và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của

    doanh nghiệp. Nhìn chung, VHDN động viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong

    doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp.

    Như vậy, nội dung của VHDN không phải là một cái gì đó tự nghĩ ra một cách

    ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh thực tiễn, trong quá

    trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, như một giải pháp cho những vấn đề mà môi

    trường bên trong và bên ngoài đặt ra cho doanh nghiệp. VHDN thể hiện được những nhu

    cầu, mục đích và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh

    nghiệp có được màu sắc riêng, tức là nhân cách hóa doanh nghiệp đó. VHDN là cơ sở của

    toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi

    phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    VHDN có tác dụng rất to lớn trong việc bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền

    vững. VHDN là khái niệm được người Mỹ đưa ra vào những năm 80 khi phân tích nghệ

    thuật quản lý của người Nhật. Do đó, trên thực tế, Nhật Bản mới là "cái nôi" hình thành

    và phát triển VHDN. Việc quản lý doanh nghiệp ở Nhật có sự khác biệt rất lớn so với ở

    Mỹ và các nước Châu Âu. Sự khác biệt quan trọng nhất là, trong quản lý doanh nghiệp,

    người Nhật không chỉ quan tâm đến kỹ thuật cứng mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi

    dưỡng quan niệm về giá trị cho toàn bộ nhân viên, coi trọng tay nghề của người lao động,

    nhấn mạnh sự đoàn kết của nhân viên trong toàn doanh nghiệp Đó chính là những nội

    dung rất cơ bản của VHDN và đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa

    Nhật Bản từ một nước bại trận trong đại chiến thế giới thành một cường quốc kinh tế

    đứng hàng thứ hai trên thế giới.



    Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi VHDN là toàn bộ các giá trị văn

    hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối

    tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác

    biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.



    - Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những gì?

    Cấu trúc của VHDN gồm 5 lớp:

    - Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của

    VHDN, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là

    cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản

    lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh. Vì

    vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng VHDN thành công là sự cam kết của

    những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và

    khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý

    kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao

    nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.

    - Động lực của cá nhân và tổ chức: Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của VHDN

    chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường ―động lực

    chung‖ của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi

    hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp.

    - Qui trình qui định: Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động

    ổn định, theo chuẩn. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày

    càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và

    nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội.

    - Hệ thống trao đổi thông tin: Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh

    nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời. Hệ

    thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập,

    truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh nghiệp dễ dàng

    tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhật cũng như công

    tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược.

    - Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời

    sống, sinh hoạt của công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh,

    nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên

    truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên

    ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương

    hiệu . Do vậy, để thực sự tạo ra ―cá tính‖ của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh canh tranh

    cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các

    cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình.



    1.2. Những điểm cần lưu ý nhất về văn hóa doanh nghiệp

    - Làm thế nào để nhận diện văn hóa doanh nghiệp?

    Người ta nhận biết văn hóa doanh nghiệp ở 3 cấp độ:

    Cấp 1: Đây là cấp độ dễ nhận biết nhất về văn hóa của một doanh nghiệp. Đó là

    các cấu trúc hữu hình như kiến trúc, nghi lễ, trang phục, biểu tượng, thông điệp, ngôn

    ngữ, khẩu hiệu

    Vd: Khẩu hiệu của coop mart‖ Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà‖

    Cấp 2: Mỗi doanh nghiệp đều có những triết lý, sứ mệnh, tầm nhìn, chức năng,

    nhiệm vụ riêng mà các doanh nghiệp khác không có. Đây chính là kim chỉ nam định

    hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    VD: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Việt Á

    Khách hàng là thượng đế;

    Bạn hàng là trường tồn;

    Con người là cội nguồn;

    Chất lượng là vĩnh cửu.

    Sứ mệnh của tập đoàn Việt Á:

    ―Việt Á là Tập đoàn kinh tế công nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng

    cao, đảm bảo gia tăng lợi ích cho cổ đông và cộng đồng, mang lại cuộc sống phong phú

    về tinh thần, đầy đủ về vật chất cho cán bộ công nhân viên, đóng góp cho sự phát triển

    của đất nước‖.

    Tầm nhìn của tập đoàn Nike

    ―Mang nguồn cảm hứng sáng tạo đến tất cả các vận động viên trên thế giới‖.

    Tầm nhìn của Microsoft Corporation

    ―Mang quyền lực đến cho mọi người thông qua phần mềm tuyệt vời—bất kỳ thời

    gian nào, bất kỳ nơi nào, và trên bất kỳ thiết bị nào.‖



    Cấp 3: Những quan niệm chung như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trong

    cách giao tiếp,ứng xử, cách làm việc. Đây là những giá trị của doanh nghiệp nên khó

    nhận biết nhất. Doanh nghiệp có nhiều giá trị tuy nhiên họ sẽ chọn cho mình những giá

    trị đặc trưng, cần thiết, quan trọng nhất làm cốt lõi.

    Ví dụ về giá trị cốt lõi:

    Theo Colins & Porras, thì: ―Việc biết mình là ai còn quan trọng hơn cả việc biết

    mình sẽ đi về đâu, vì nơi mà bạn muốn đến sẽ thay đổi, vì thế giới quanh bạn sẽ thay

    đổi‖, và cũng theo các tác giả này, thì: ―Các nhà lãnh đạo công ty sẽ lần lượt qua đời, các

    sản phẩm sẽ bị lỗi thời, các thị trường sẽ thay đổi, những kỹ thuật mới sẽ xuất hiện, tuy

    nhiên những lý tưởng cốt lõi của một công ty thành danh sẽ tồn tại mãi như là một nguồn

    hướng dẫn và truyền cảm hứng‖.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...