Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp về thương hiệu du lịch Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN 2

    LỜI NHẬN XÉT 3

    LỜI MỞ ĐẦU 4

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 8

    1. Thương hiệu là gi 8

    1.1. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu 8

    1.1.1. Thương hiệu 8

    1.1.2. Vai trò của thương hiệu .9

    1.2.Thành phần của thương hiệu .11

    1.2.1 Thành phần chức năng .11

    1.2.2. Thành phần cảm xúc .11

    1.2.2.1 Nhãn hiệu hàng hoá .11

    1.2.2.2 Tên thương mại .12

    1.2.2.3 Chỉ dẫn địa lí và tên gọi .12

    2. Giá trị thương hiệu 12

    3. Chiêu thị và công dụng của quảng bá thương hiệu .13

    3.1. Quảng cáo .13

    3.2 . Khuyến mãi bán hàng 14

    3.3. Chào hàng cá nhân .14

    3.4. Marketing trực tiếp 14

    3.5. Quan hệ cộng đồng 14

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM .15

    1. Thực trạng về xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam .15

    1.1. Tình hình du lịch Việt Nam trong thời gian qua 15

    1.2. Thương hiệu du lịch Việt Nam trong 10 năm qua 16

    1.3. Thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam .18

    2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM .19

    2.1. Nâng cao nhận thức 20

    2.2. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu 20

    2.3. Tổ chức thực hiện xây dựng và quảng bá thương hiệ du lịch Việt Nam 22

    2.4.Xây dựng mô hình quản lí thương hiệu .23

    2.5. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược phát triển thương hiệu .24

    2.6. Liên kết phát triển thương hiệu 24

    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC .27

    3.1. Giáo trình 27

    3.2. Cơ sở vật chất 27

    3.3. Tính hữu ích của môn học 27

    3.4. Ý kiến đề xuất xây dựng môn học 28

    Danh mục tài liệu tham khảo .28


    Lời mở đầu



    Trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam như chợt bừng tỉnh với việc nhận thức rằng có một yếu tố khác nữa ngoài yếu tố chất lượng, giá cả tham gia vào chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó chính là thương hiệu của sản phẩm .

    Sản phẩm là những gì được sản xuất ra trong nhà máy nhưng thương hiệu là những gì khách hàng mua. Sản phẩm có thể bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh nhưng thương hiệu là tài sản của riêng công ty. Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng thương hiệu nếu thành công sẽ không bao giờ bị lạc hậu. Thương hiệu chính là một bộ phận cấu thành của sản phẩm. Nó càng được khẳng định thì uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng càng tăng, khả năng tiêu thụ của sản phẩm càng lớn. Vì vậy để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu

    Ngành du lịch Việt Nam đã có những chiến lược khá rõ ràng và cụ thể về thương hiệu của mình, và đang đang ngày một khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới.

    Tuy nhiên trong vấn đè quản lí thương hiệu của nghành du lịch không phải là không có những bất cập. Trong đề tài này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lí hình ảnh của thương hiệu du lịch Việt Nam dựa trên lí thuyết về thương hiệu và thực tế phát triển của nghành.

    Mục đích chọn đề tài

    Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia.

    Đề tài giúp chúng ta hiểu được vai trò quan trọng của ngành du lịch Việt Nam . Từ đó nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh.

    Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu này, em xin trình bầy một số quan điểm của bản thân về vấn đề thương hiệu của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên thời gian hạn hẹp và trình độ của một sinh viên có hạn, bài chuyên đề này chỉ xin dùng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm theo về vấn đề nói trên đã được một số nhà nguyên cứu đi sâu vào tìm hiểu và được đăng tải trên báo hoặc tạp chí

    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình thương hiệu du lịch ở Việt Nam trong những năm gần đây .

    Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu qua sách ,báo,tạp chí, internet .Phương pháp nghiên cứu tình huống, lý thuyết kết hợp với thu thập xử lý số liệu được sử dụng nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ những nguyên nhân tồn tại cần phải có những giải pháp để qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp duy vạt biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu.

    Kết cấu chuyên đề gồm ba chương như sau:

    Chương 1: Tống quan về môn học quản trị thương hiệu

    Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam trong những năm gần đây

    Chương 3: Nhận xét đánh giá môn học "QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU "






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...