Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp về quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện luật khiếu nại, tố cáo tại địa b

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng và giải pháp về quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện luật khiếu nại, tố cáo tại địa bàn thành phố



    PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG

    Thành phố Hà Nội - thủ đô của cả nước hiện là trung tâm đầu não về kinh tế, kỹ thuật, khoa học và quân sự của Việt Nam. Ngày 29/5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua việc mở rộng địa giới hành chính. Cùng với đó là hàng loạt những thay đổi lớn về diện tích tự nhiên, dân số cũng như bộ máy quản lý hành chính. Trước hàng loạt các thay đổi trên, Đảng bộ và người dân Hà Nội đã và đang đoàn kết nhất trí, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, ý thức tự lực tự cưòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tăng cường; văn hoá xã hội được chăm lo và đổi mới; quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự xã hội ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Sau Đại hội VI của Đảng, Hà Nội cũng như cả nước bước vào công cuộc đổi mới, từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính cơ chế thị trường đã là tác nhân làm thay đổi bộ mặt của thủ đô, của đất nước và nó cũng mang đến không ít những nguy cơ không lành mạnh trong xã hội; những sai phạm, những hành vi vi phạm pháp luật của những cơ quan, tổ chức và cá nhân. Khiếu nại, tố cáo xuất hiện như một tất yếu của xã hội có chính quyền, có Nhà nước, có giai cấp.
    Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, sau 09 năm triển khai thực hiện ở các ngành, địa phương đã đạt những kết quả nhất định. Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật; từng bước đưa công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đi vào nề nếp, có chất lượng và có hiệu quả hơn. Qua đó góp phần giữ vững và ổn định chính trị, phục vụ cho việc phát triển kinh tế –xã hội, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
    Tuy nhiên, thực tế vấn đề khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang là vấn đề bức xúc, nhạy cảm. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bộc lộ nhiều tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm, nhất là việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác tiếp công dân; theo dõi xử lý đơn thư, về trình tự thủ tục cũng như chất lượng, hiệu quả trong giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Luật Khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng các đơn vị, địa phương chưa được coi trọng đúng mức. Cần làm rõ những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan và trách nhiệm để đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả, đồng thời cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện Luật; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để nâng cao hơn nữa về trách nhiệm; đồng thời kiến nghị, bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách có liên quan và đổi mới về tổ chức chỉ đạo góp phần thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao hơn.

    Phần I- Lý luận chung

    Phần II- Thực trạng và Giải pháp về Quản lý Nhà nước trong tổ chức, thực hiện Luật KN,TC
    1- Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện

    2- Công tác tuyên truyền Luật KN,TC

    3- Công tác tổ chức tiếp công dân

    4- Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo

    5- Công tác kiểm tra, thanh trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành

    6- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong tổ chức triển khai thực hiện Luật

    Phần III- Kết luận, kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...