Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]A. LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng với chính sách mở cửa của nền kinh tế, để hoà nhập trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, các nhà doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã hiểu rõ lợi ích của xuất khẩu và ngày càng vươn ra xa thị trường nước ngoài. Bằng cách bán sản phẩm ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất, tạo ra nguồn ngoại tệ góp phần cải thiện cuộc sống cho người lao động đồng thời tận dụng tối đa năng lực còn bỏ ngỏ.
    Ngành may mặc ở nước ta hiện nay là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển nhanh và có khả năng cạnh tranh. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp đang trăn trở tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Bên cạnh hoạt động tăng cường thị trường nội địa, các doanh nghiệp còn xác định thị trường xuất khẩu là một thị trường đầy tiềm năng. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được triển khai song vẫn không ít vướng mắc.
    Với những kiến thức đã được học ở trên lớp và sự tìm tòi, đọc sách báo em mạnh dạn chọn đề tài tiểu luận là: " Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. " với mong muốn được hiểu rõ về hoạt động xuất nhập khẩu hàng may ở Việt Nam và tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc ở các doanh nghiệp trong nước.
    Bài viết này là do em tìm kiếm tài liệu cùng với sự hiểu biết còn hết sức hạn chế nên em chắc chắn rằng bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để bài viết của em được tốt hơn.
    Nội dung của bài tiểu luận gồm:
    I – Khái quát về xuất khẩu
    II – Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
    III – Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
    C. KẾT LUẬN
    Xuất khẩu hàng dệt may tuy có những khó khăn, thách thức, nhưng với những thuận lợi hết sức cơ bản, cộng thêm những lợi thế về giá nhân công rẻ, đào tạo nhanh, vốn ít Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển mạnh sản xuất xuất khẩu hàng dệt may để tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội. Năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD hàng dệt may đi khắp các nước trên thế giới kể cả những thị trường thời trang khó tính nhất như Pari (Pháp), Milan (ý), London (Anh), Tokyo (Nhật). Kết quả 6 tháng đầu năm 2002 đạt gần 1 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 2,4 tỷ USD (tăng 21,5% kim ngạch xuất khẩu 2001) đang là những tín hiệu tốt cho ngành dệt may Việt Nam. Thị trường Mỹ đang rộng mở, thị trường Nhật đang có dấu hiệu tăng trưởng sau hai năm trì trệ. Kinh tế thế giới cũng đang có dự báo tăng trưởng trong thời gian tới. Chắc chắn mức tiêu thụ hàng dệt may những năm tới sẽ tăng đáng kể. Đó chính là cơ hội tốt cho xuất khẩu của Việt Nam.
    Để hoàn thành được bài tiểu luận này là nhờ những kiến thức em đã được học ở trên lớp cùng với sự tìm tòi tài liệu của bản thân em, bên cạnh đó còn có sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo dạy bộ môn ngoại thương.
    Một lần nữa cho em tỏ lòng biết ơn của em tới thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa thương mại đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...