Báo Cáo Thực trạng và Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Hiến pháp 1992 đều khẳng định: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành đó, kinh tế quốc doanh được xác định giữ vai trò chủ đạo.
    Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và để kinh tế quốc doanh giữ được vai trò chủ đạo, cần phải đổi mới một cách căn bản hoạt động của loại hình doan nghiệp này. Mục tiêu của quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là từng bước phát huy có hiệu quả vai trò của doanh nghiệp Nhà nước như một công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước chi phối điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng đã vạch ra.
    Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng để đổi mới quan hệ sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, đổi mới phương thức quản lý nhà nước, tạo động lực cho người lao động làm chủ doanh nghiệp . Mặt khác, cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng góp phần hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta - một công cụ quan trọng, thiết yếu cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường.
    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay việc thực hiện còn chậm.
    Xuất phát từ mục tiêu, lợi ích cũng như tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, với việc nghiên cứu thực trạng cổ phần hoá để tổng kết những mặt được và những mặt còn tồn tại nhằm đưa ra những giải pháp đẩy nhanh hơn, hoàn thiện hơn quá trình này là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Do vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam”.
    Mặc dù đã để tâm nghiên cứu đề tài này nhưng do còn có những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, về nguồn tài liệu . nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý phê bình của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn đề án này.
    Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thu Thủy đã giúp em hoàn thành đề án này.
    Hà nội, ngày tháng năm 2000
    Sinh viên
    Lê Kiên
    Chương I:
    Lý luận cơ bản về công ty cổ phần và cổ phần hoá

    1.1. Công ty cổ phần
    1.1.1. Khái niệm:
    Công ty cổ phần là
    doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng nhau chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn của mình góp vào công ty.
    Luật công ty nước ta (bàn hành 21/12/1990) và được sửa đổi ngày 22/6/1994 quy định công ty cổ phần là công ty trong đó:
    - Số thành viên gọi là cổ đông phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bảy.
    - Vốn điều lệ của công ty được nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
    - Cổ phiếu được phát hành có thể có ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là cổ phiếu có ghi tên.
    - Cổ phiếu không ghi tên có thể tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu có sự đồng ý của hội đồng quản trị.
    1.1.2.Ưu điểm của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường.
    * Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh huy động tập trung được nhanh số vốn quy mô lớn và hiệu quả cao.

    Bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty cổ phần có thể huy động thu thú được những khoản tiền nhỏ bé, tản mạn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung lại thành những khoản vốn lớn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và dài hạn, mà mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp không có khả năng tích luỹ được. Đây là ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần, khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác bởi vì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Thông qua việc mua cổ phiếu và trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ được nhận các cổ tức cao. Các cổ đông mua cổ phiếu còn được quyền tham dự đại hội cổ đông, có quyền biểu quyết các quyết định phương hướng hoạt động, quyết định việc phân chia lợi nhuận, bầu và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và nếu điều kiện và khả năng cho phép có thể được đề cử vào ban lãnh đạo của công ty. Cũng chính vì những lợi ích trên mà việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc các ngân hàng .
    * Công ty cổ phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
    Vốn được tập trung từ nhiều người với khối lượng lớn không chỉ có điều kiện thuận lợi đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp phải ra sức hoàn thiện tổ chức quản lý cho phù hợp với sản xuất kinh doanh kiểu mới, tạo được uy tín thật sự, gây được tin tưởng đối với người góp vốn.
    Xét về cơ cấu kinh tế, công ty cổ phần phát triển cũng sẽ làm biến đổi cơ cấu ấy trên cơ sở sử dụng đồng vốn, khai thác tiềm năng lao động đất nước mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội năng động nhất.
    * Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về kinh tế xã hội, doanh nghiệp lâm vào tình trạng đình đốn phá sản.
    Công ty cổ phần hoạt động theo chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Theo chế độ này thì có sự phân biệt rõ ràng tài sản của công ty và phần vốn của cổ đông. Trách nhiệm tài chính của công ty giới hạn trong phạm vi tài sản của công ty và phần vốn của cổ đông theo tỷ lệ đóng góp của mỗi người. Điều đó đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại rủi ro, thua lỗ.
    Dưới hình thức công ty cổ phần, người có nhiều vốn muốn đầu tư có thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở nhiều công ty khác nhau, do đó, sự rủi ro và mạo hiểm của đầu tư được phân tán vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhiều công ty, làm giảm bớt được thiệt hại của người đầu tư góp vốn hơn là tập trung vào một công ty khi công ty bị phá sản. Cơ chế phân bố rủi ro này sẽ tạo điều kiện cho những người có vốn mạnh dạn đầu tư theo sự tính toán, cân nhắc lựa chọn vào nhiều công ty mà họ tín nhiệm, làm cho nền kinh tế phát triển và có xu thế ổn định.
     
Đang tải...