Luận Văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Nin

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:
    Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước xuất phát từ một nước nông nghiệp đặc thù. Do đó, việc xác định vai trò của kinh tế nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta có tầm quan trọng đặc biệt.
    Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta mang tính thuần nông, công nghệ lạc hậu dẫn tới cơ cấu nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta nói chung còn nhiều bất cập, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã xác định: Trong thời kỳ đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta có những bước chuyển dịch khá, song về cơ bản còn chậm và chưa hiệu quả.
    Vì thế trong thời gian tới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hoá để “ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn” là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp nhân dân.
    Tôi sinh ra và lớn lên trên huyện đảo Vân Đồn nên có điều kiện tìm hiểu những tiềm năng, thế mạnh cũng như những hạn chế, bất cập hiện nay của huyện.
    Tôi nhận thấy trên địa bàn huyện Vân Đồn, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn rất được chú trọng và diễn ra với tốc độ phát triển khá.
    Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, chuyển đổi tỷ lệ giá trị của các ngành trong tổng giá trị kinh tế của huyện có nhiều bước đột phá lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện cũng còn gặp không ít khó khăn, hạn chế, đòi hỏi cần phải có sự xem xét, đánh giá đúng đắn, rút ra những bài học kinh nghiệm để trong giai đoạn tới góp phần hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vân Đồn nói riêng, và của Quảng Ninh trong cơ cấu kinh tế cả nước nói chung.
    Vân Đồn là một huyện đảo của Tỉnh Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế nhưng chưa được khai thác hiệu quả, cho nên việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện đến năm 2020 có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.
    Đó là một trong những lý do lớn để khoá luận tốt nghiệp của tôi tập trung vào vấn đề này, hy vọng đóng góp được một số ý kiến nhỏ vào việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn và qua đó đóng góp thêm những giải pháp cho việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên phạm vi cả nước.
    Với mục đích trên, khoá luận tốt nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn và trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế nông thôn đến năm 2020, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp là vấn đề cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hoá.
    Đối tượng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo phương diện ngành, lĩnh vực, không nghiên cứu theo các phương diện khác.
    Phạm vi nghiên cứu là thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn từ năm 1995 đến nay và một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn đến năm 2020 theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác–Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông thôn; các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế nông thôn của Đảng ta và lý luận khoa học về quản lý kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng.
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu, suy diễn và quy nạp, tổng quát hoá dựa trên sự lôgic và mối quan hệ nhân quả của các vấn đề.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận gồm ba chương chính:
    Chương I : Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và vai trò quản lý của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
    Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và quản lý Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn từ 1995 đến nay.
    Chương III: Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm 2020.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. 4
    1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 4
    1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn 4
    1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 7
    2. VAI TRÒ CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI NÔNG THÔN 9
    3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 11
    3.1 Nhóm nhân tố tác động từ bên trong : 11
    3.2 Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài . 14
    4. VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 15
    4.1 Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế nông thôn. 15
    4.2 Chức năng của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế nông thôn 17
    4.3 Vai trò quản lý của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: 18
    5. KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC 19
    5.1 Hàn Quốc: 19
    5.2 Đài Loan: 21
    5.3 Malaixia: . 22
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 24

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA HUYỆN VÂN ĐỒN TỪ NĂM 1995 – NAY. 25
    1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN VÂN ĐỒN: 25
    1.1 Một vài nét khái quát về huyện Vân Đồn: . 25
    1.2 Tình hình kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn hiện nay: 26


    2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÂN ĐỒN TỪ NĂM 1995 – NAY 28
    2.1 Giai đoạn trước đến năm 1995: 28
    2.2 Giai đoạn 1996 - 2000 . 31
    2.3 Giai đoạn 2000 đến nay: 35
    3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÂN ĐỒN TỪ 1995 ĐẾN NAY: . 41
    4. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN: 44
    4.1 Thành tựu: 44
    4.2 Một số hạn chế: 44
    4.3 Nguyên nhân của hạn chế trên: 46
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II 47

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020. 48
    1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 48
    1.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta đến năm 2020 48
    1.2 Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 50
    1.3. Quan điểm, định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn đến năm 2020: 52
    2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 57
    2.1. Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch: . 57
    2.2. Tăng vốn đầu tư 59
    2.3. Phát triển nguồn nhân lực của huyện: . 61
    2.4. Đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước: 62
    2.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế: . 63
    2.6. Tăng cường khai thác và mở rộng thị trường: 64
    2.7. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ 65
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III . 86

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...