Luận Văn Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP







    ĐỀ TÀI :

    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VINATOUR​ ​ ​ ​ ​ ​ Giáo viên hướng dẫn : TS.NGUYỄN BÁ LÂM​ ​ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Ánh​ ​ Lớp : 11DL_04

    Mã sinh viên : 06C03015





    HÀ NỘI – 2010LỜI MỞ ĐẦU​ ​
    Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đưa về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, do do việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là bài toán khó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến.





























    Chương I
    Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành
    I .Tổng quan về kinh doanh lữ hành

    1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành và tính tất yếu khách quan hình thành và phát triển kinh doanh lữ hành.

    Quan hệ cung - cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này có khá nhiều điểm bất lợi cho cả nhà kinh doanh du lịch (cung) cũng như khách du lịch (cầu). Để giải quyết những khó khăn trong cung và cầu du lịch cần có một tác nhân trung gian làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu. Tác nhân đó chính là công ty lữ hành du lịch, những người thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành. Vậy kinh doanh lữ hành là gì?

    1.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành

    Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam(TCDL Quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995) thì :
    Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần , quảng cáo các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.

    1.2 Tính tất yếu khách quan hình thành và phát triển ngành kinh doanh lữ hành

    Kinh doanh lữ hành là một bộ phận quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch ở một không gian và thời gian nhất định. Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất - tiêu dùng du lịch và mâu thuẫn trong mối quan hệ cung - cầu du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một tất yếu khách quan đối với sự phát triển của ngành du lịch.

    Khi trình độ sản xuất xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện, trình độ dân trí càng được nâng cao, thu nhập của người dân càng tăng lên thì nhu cầu du lịch ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của xã hội, ngành du lịch không ngừng phát triển, chuyên môn hóa dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: Vận chuyển du lịch, khách sạn, nhà hàng, điểm và khu du lịch và lữ hành.

    Xét về mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cung du lịch và cầu du lịch. Cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp và đồng bộ cao còn cung du lịch thì mang tính cố định không có khả năng tiếp cận trực tiếp với khách du lịch. Các sản phẩm du lịch được kinh doanh ở những nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, mang tính cố định không di chuyển được còn cầu du lịch ở mọi nơi khắp cả nước và các nước trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu đồng bộ cho khách du lịch tất yếu phải có một tổ chức trung gian, môi giới giữa khách du lịch với các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch. Chiếc cầu nối giữa cung du lịch và cầu du lịch chính là hoạt động kinh doanh lữ hành.

    Cùng với xu hướng phát triển của thế giới- xu hướng toàn cầu hóa, thì thị trường du lịch không chỉ phát triển ở từng quốc gia mà phát triển trên toàn thế giới.Do đó, nhu cầu du lịch ở các nước ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch của các nước muốn đi thăm quan giải trí ở các nước khác ngày càng tăng. Nhưng muốn thỏa mãn nhu cầu này, khách du lịch gặp nhiều khó khăn về nguồn thông tin của nước đến, ngôn ngữ giao dịch, không biết phong tục tập quán nước đến và từ đó khách không có khả năng tự tổ chức chuyến du lịch đến các nước để tham quan giải trí. Để giải quyết những khó khăn này và đáp ứng mọi nhu cầu của khách từ nước này đến nước khác tham quan cần thiết phải có tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế.

    2. Chức năng của kinh doanh lữ hành

    Theo giáo trình quản lý kinh doanh lữ hành của TS.Nguyễn Bá Lâm trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Kinh doanh lữ hành có 3 chức năng



    2.1 Chức năng môi giới trung gian

    Môi giới trung gian là chức năng cơ bản của kinh doanh lữ hành, phản ánh bản chất hoạt động lữ hành.

    Bản chất của hoạt động lữ hành là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch, giữa cung và cầu du lịch trên thị trường, nó vừa đại diện cho khách du lịch phản ánh nhu cầu của họ đến các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch trên thị trường, vừa đại diện cho các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch, giới thiệu cho khách du lịch các sản phẩm về số lượng và chất lượng cung ứng cho khách du lịch.

    Chức năng môi giới trung gian chi phối và định hướng hoạt động của kinh doanh lữ hành trên các mặt: Tổ chức quảng bá du lịch và cung cấp thông tin các tài liệu cần thiết cho khách du lịch về các sản phẩm du lịch, điểm và khu du lịch hấp dẫn, cơ sở lưu trú, các điều kiện phục vụ chuyến du lịch và các tuyến, chương trình du lịch. Làm các dịch vụ cho khách du lịch. Làm đại lý cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch.

    2.2 Chức năng tổ chức sản xuất, bán và thực hiện chương trình du lịch

    Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.

    Sản xuất và bán nhiều chương trình du lịch, thu hút khách du lịch qua bán chương trình du lịch là mục tiêu của hoạt động lữ hành.

    Sản xuất chương trình du lịch, thực hiện yêu cầu: Chương trình du lịch phải hấp dẫn, đáp ứng mục đích của chuyến đi, nâng cao hiệu quả của chuyến đi đối với khách du lịch và doanh nghiệp lữ hành, giá cả chương trình du lịch hợp lý và khách du lịch có thể chấp nhận được.

    Mục đích của sản xuất chương trình du lịch là tổ chức bán chương trình du lịch và thực hiện chuyến đi của khách du lịch. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành phải tổ chức mạng lưới phân phối và bán chương trình du lịch. Muốn vậy các doanh nghiệp lữ hành phải tổ chức các đại lý bán chương trình du lịch, phải quảng bá du lịch, xây dựng chính sách bán chương trình du lịch và chăm sóc khách hàng.

    Sau khi bán chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành tổ chức chuyến đi cho khách du lịch, đây là công đoạn cuối cùng của kinh doanh lữ hành.Công đoạn này bao gồm tổ chức vận chuyển khách, bố trí nơi lưu trú và ăn uống cho khách, tổ chức đi thăm quan giải trí, kiểm tra việc cung ứng các sản phẩm du lịch cho khách theo hợp đồng đã ký kết.
    [​IMG]
     
Đang tải...