Luận Văn Thực trạng và Giải pháp thu hút FDI vào Việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến lớn từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã tạo ra một môi trường tốt để cho các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động, phát triển và có điều kiện để khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, do Việt nam trong một thời kỳ dài phát triển kinh tế theo hình thức kế hoạch hoá tập chung bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường thì sự phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.v.v.còn quá nghèo nàn, lạc hậu. Để giải quyết vấn đề khúc mắc đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chủ trương đường lối sao cho sớm tạo ra được hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Dưới nhiều hình thức khác nhau trong những năm qua, Việt nam đã huy động được một khối lượng lớn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như huy động vốn trong nước, vay ưu đãi của các chính phủ và các tổ chức quốc tế nhưng hiệu quả và ưu việt hơn cả là hình thức huy động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì ở hình thức này, nước sở tại sẽ được đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, không phải lo trả nợ những khoản nợ kếch sù và sự phụ thuộc về chính trị. Trong thời gian qua ( khoảng 15 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ) Việt nam đã đạt được kết quả đáng kể tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả đó thật khiêm tốn. Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và thực tế hoạt động của hình thức này ở Việt nam nên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và Giải pháp thu hút FDI vào Việt nam ’’ để làm bài thu hoạch thực tập chuyên đề ( chuyên đề thực tập ). Với ý tưởng muốn góp phần nhỏ vào việc tổng kết đánh giá khách quan vai trò ảnh hưởng tác động cũng như những ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt nam, một trong những nước đang trong quá trình thực hiện mở cửa, mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới. Đồng thời cũng muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện chính sách để tích cực thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam trong thời gian tới.


    Mục lục


    Lời nói đầu 1
    Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
    I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
    1. Khái niệm 3
    1.1. Về mặt kinh tế 5
    1.2. Về mặt pháp lý 5
    2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 98
    II. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
    1. Vai trò của FDI đối với nhập khẩu FDI 10
    1.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển 10
    1.2. Đối với các nước đang phát triển 10
    2. Vai trò của FDI đối với nước xuất khẩu FDI 12
    3. Vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam 14
    III. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
    1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (hoặc hợp đồng - hợp tác - kinh doanh ) 17
    2. Doanh nghiệp liên doanh 18
    3. Doanh nghiệp vốn nước ngoài 18
    IV. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới trong việc huy động và sử dụng FDI 18
    1. Trung Quốc 18
    2. Inđônêsia 19
    3. Singapore 20
    4. Thái Lan 21
    5. Malaysia 21




    Chương II: Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003 22
    I. Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003 22
    1. Số dự án và số vốn đầu tư 22
    2. Quy mô của các dự án 25
    3. Cơ cấu đầu tư của các dự án 26
    3.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành 26
    3.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ 29
    4. Hình thức đầu tư 33
    5. Đối tác đầu tư 36
    II. Đánh giá tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế Việt Nam 39
    1. Lợi thế của Việt Nam trong quá trình thu hút FDI 39
    1.1. Về môi trường chính trị xã hội 39
    1.2. Về môi trường kinh tế 40
    1.3. Về môi trường pháp lý 40
    2. Đánh giá tác động của FDI vào sự phát triển kinh tế Việt Nam 44
    2.1. Ưu điểm 44
    2.2. Nhược điểm của FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam 61
    3. Một số hạn chế trong việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam 62
    3.1. Quan điểm giải quyết các vấn đề cụ thể về FDI còn chưa thống nhất 62
    3.2. Hệ thống pháp luật, chính sách thiếu tính đồng bộ 63
    3.3. Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao 63
    3.4. Công tác quản lý Nhà nước đối với FDI còn nhiều bất cập 65
    3.5. Cán bộ là khâu quyết định nhưng đang là khâu yếu nhất 65
    3.6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của khu vực FDI còn thấp 65

    Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 67
    I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010 67
    1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về nhu cầu FDI trong giai đoạn 2004 - 2010 67
    2. Định hướng của Đảng và nhà nước về FDI trong giai đoạn 2004 - 2010 68
    II. Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam 70
    1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài 70
    2. Đảm bảo môi trường chính trị - xã hội ổn định cho hoạt động thu hút FDI 73
    3. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các khâu, các cấp 74
    4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn 75
    5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI 76
    Kết luận 77
    Danh mục tài liệu tham khảo 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...