Luận Văn Thực trạng và giải pháp tạo vốn cho phát triển phương tiện vận tải và cơ khí đóng mới ngành đường sắ

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng, bất cứ chương trình, dự án

    sản xuất nào đều cần phải có vốn. Với mỗi loại hình sản xuất lại có một hình

    thức huy động và sử dụng vốn khác nhau. Nguồn vốn dành cho đầu tư phát

    triển có đặc điểm riêng biệt so với các hình thức sử dụng vốn khác, nhưng đều

    phải cân đối giữa lượng vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, lãi suất và hiệu quả sử

    dụng vốn.

    ở Tổng công ty Đường sắt trong nhiều năm qua, do thu không đủ chi

    nên không trích đủ khấu hao theo qui định của nhà nước. Vì vậy, cơ sở vật

    chất kỹ thuật của khối vận tải chưa được đầu tư đủ, đầu máy - toa xe xuống

    cấp, cải tạo chắp vá, lạc hậu. Mặt khác, nếu trích đủ khấu hao cũng không có

    khả năng mua đầu máy mới (200 tỷ/ năm), khấu hao chỉ đủ để đóng mới một

    phần toa xe khách và tập trung cải tạo giữ vững chất lượng cơ sở vật chất.

    Trong những năm gần đây ngành Đường sắt đã được Chính phủ và các

    cơ quan Nhà nước quan tâm tạo điều kiện về đầu tư phát triển. Để phù hợp với

    cơ chế thị trường, năm 1994 Chính phủ đã có Thông báo 46/ CP cho phép kết

    cấu hạ tầng đường sắt tách ra khỏi vận tải, kinh phí quản lý và sửa chữa kết

    cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước cấp vốn. Đây là điều kiện thuận lợi mang

    tính quyết định cho kinh doanh vận tải tiến đến cân bằng thu chi và có lãi.

    Tuy nhiên, các nguồn vốn đều thấp so với nhu cầu sử dụng của ngành,

    nhất là vốn chi đầu tư cho phương tiện vận tải. Nguồn chủ yếu cho lĩnh vực

    này là nguồn khấu hao tài sản cố định, mà tài sản cố định ngành đường sắt

    phần lớn đầu tư 20- 30 năm nên giá trị còn lại rất tháp. Đầu tư ban đầu cho

    phương tiện vận tải đường sắt lại lớn, vì vậy vốn là vấn đề rất phải quan tâm.

    Vận tải đường sắt là ngành vừa kinh doanh vừa mang tính phục vụ và

    trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai và cơ chế

    bao cấp nên cơ sở vật chất của khối vận tải lạc hậu và xuống cấp nghiêm

    trọng: hầu hết các đầu máy với kỹ thuật lạc hậu và công suất nhỏ, toa xe chất

    lượng kém và phần lớn đã sử dụng trên 30 năm. Những khó khăn này đã làm

    giảm tính cạnh tranh của vận tải đường sắt so với các phương thức vận tải

    khác vì giá cước vận chuyển cao và các điều kiện phục vụ khách hàng chưa

    đáp ứng kịp nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

    Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đaị hoá đất nước,

    cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế, việc tạo vốn để đầu tư phát triển của khối

    vận tải đường sắt, việc hiện đại hoá và nâng cao tính cạnh tranh của ngành

    sản xuất vật chất đặc biệt này là vô cùng cần thiết. Nếu có đầu tư vượt hẳn lên

    để đổi mới thì sẽ tăng được lượng trích khấu hao và đồng thời tăng được sản

    lượng, doanh thu vận tải, từ đó lại có nguồn để đầu tư tiếp và cứ quay vòng

    như vậy thì ngành đường sắt mới phát triển được.

    Vì vậy, vấn đề rất bức xúc hiện nay là làm thế nào để tạo vốn đầu tư

    cho ngành đường sắt mà trước hết để phát triển phương tiện vận tải và cơ khí

    đóng mới. Đó cũng là lý do mà học viên chọn đề tài nghiên cứu: "Thực trạng

    và giải pháp tạo vốn cho phát triển phương tiện vận tải và cơ khí đóng mới

    ngành đường sắt".

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ những lý luận và nghiên cứu

    thực trạng về phương tiện vận tải, mạng cơ khí, tình hình vốn cho phát triển

    phương tiện vận tải của đường sắt và chế độ chính sách liên quan đến phát

    triển cơ khí của Nhà nước, từ đó tìm ra những giải pháp huy động vốn cho

    phát triển phương tiện vận tải và cơ khí đóng mới đường sắt được sử dụng

    nguồn tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển và được hưởng một số chính

    sách ưu đãi khác của Nhà nước.

    Để đáp ứng được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra là:

    ã Làm rõ cơ sở lý luận về vốn nói chung, vốn cho phương tiện vận tải

    đường sắt nói riêng.

    ã Làm rõ thực trạng vốn cho phương tiện vận tải đường sắt trong thời

    gian qua.

    ã Đề xuất các giải pháp tạo vốn cho phát triển phương tiện vận tải và cơ

    khí đường sắt được sử dụng nguồn tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát

    triển và được hưởng một số chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

    3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp tạo vốn nói chung, giải pháp tạo

    vốn cho phương tiện vận tải và cơ khí đường sắt nói riêng. Đây là vấn đề rất

    quan trọng, đồng thời cũng hết sức khó khăn và phức tạp.

    Trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị không

    cho phép nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc tất cả các vấn đề của đề tài

    nêu lên, mà chỉ đề cập ở một mức độ cần thiết về cơ sở lý luận và cơ sở thực

    tiễn của những nội dung và giải pháp tạo vốn cho phát triển phương tiện vận

    tải và cơ khí đường sắt được sử dụng nguồn tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ

    phát triển và được hưởng một số chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình nghiên cứu, đề tài luôn quán triệt phương pháp luận

    phổ biến, cơ bản là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ

    nghĩa Mác- Lênin, đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, thông qua việc sử

    dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh trên cơ sở

    gắn chặt lý luận với thực tiễn, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan để giải

    quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn đặt ra. Chuyên đề cũng có sự tiếp thu

    sáng tạo và cập nhật những thông tin gần đây nhất của ngành đường sắt.

    5. Kết cấu của luận văn

    Luận văn gồm 51 trang. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung

    chính được kết cấu thành 3 chương, 7 mục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...