Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp tăng cường tính đầy đủ và tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp tăng cường tính đầy đủ và tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán


    A. LỜI NÓI ĐẦU
    Trong tiến trình phát triển kinh tế chung của thế giới, ViệtNam đang và sẽ tiến lên để trở thành một nền kinh tế lành mạnh và vững chắc. Song để đạt được điều đó tất yếu phải trải qua rất nhiều khó khăn bởi những hành vi gian lận và nhiễu nhương trong kinh tế. Đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường, ngành kiểm toán ra đời và ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường. Trong hơn 10 năm qua thị trường dịch vụ kiểm toán tuy còn non trẻ song đã có những tiến bộ đáng kể. Thông qua dịch vụ kiểm toán, các công ty đã góp phần giúp các doanh nghiệp, các dự án quốc tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính; loại bỏ được các chi phí bất hợp lí, cung cấp thông tin tin cậy cho những người quan tâm. Từ đó từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc lành mạnh hoá môi trường đầu tư vào nền tài chính quốc gia.
    Vậy kiểm toán là gì? “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của của chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lí có hiệu lực”.
    Từ định nghĩa trên ta thấy rằng kiểm toán là xác minh bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán. Song để những bày tỏ ý kiến của mình kiểm toán viên phải có cơ sở chắc chắn. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thông qua việc sử dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán để thu thập những thông tin tài liệu cần thiết để làm cơ sở cho các ý kiến, nhận xét của mình trong báo cáo kiểm toán. Sự xác đáng và phù hợp của ý kiến kiểm toán viên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thông tin và tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được, những thông tin và tài liệu đó chính là bằng chứng kiểm toán. Vậy để rõ hơn về bằng chứng kiểm toán, mức độ quan trọng của bằng chứng kiểm toán tới qúa trình kiểm toán và kế quả kiểm toán. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán như thế nào, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở các phần sau.
    B. Nội dung
    1. Khái quát về bằng chứng kiểm toán
    1. 1. Khái niệm.
    1. 2. Phân loại bằng chứng kiểm toán.
    a. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc.
    b. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình
     
Đang tải...