Luận Văn Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý mạng cửa hàng của Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường,hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nước ta có nhiều thay đổi.Chúng có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất với tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội, thúc đẩy sản xuất và các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển,góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta vào trong khu vực và trên thế giới.Từ đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên, liên tục quyết định những công việc cần làm và làm như thế nào,có quyền tự do tổ chức sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm trên cơ sở lấy thu bù chi tự hạch toán kinh doanh.Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì bản thân doanh nghiệp phải linh hoạt, có khả năng thích ứng nhanh chóng, phản ứng nhạy bén với biến động của môi trường kinh doanh để cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.Nếu làm được như vậy doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.Nói cách khác,doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tiêu thụ hàng hóa,dịch vụ của mình một cách nhanh chóng.
    Thị trường tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,là một nội dung quan trọng trong tổ chức hoạt động thương mại doanh nghiệp,đồng thời là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh.Tiêu thụ hàng hóa thúc đẩy nhanh vòng quay của quá trình sản xuât́,nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.Nó phản ánh trình độ kinh doanh,khả năng quản lý kinh tế của doanh nghiệp,là kết quả của mọi nỗ lực hoạt động,quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ hàng hóa,thực hiện hoạt động tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả,đem lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao.Để hỗ trợ hiệu quả và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm trước những cản trở của thị trường̣̣̣(thị trường dư thừa,nhu cầu tiêu dùng thay đổi,sản phẩm cạnh tranh .) trong quá trình tiêu thụ,các doanh nghiệp phải quan tâm tăng cường quản lý mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp mình.Do vậy, nâng cao công tác Tổ chức quản lý mạng lưới bán hàng trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết.
    Trên cơ sở các lý luận chuyên ngành,phân tích, đánh giá chi tiết và toàn diện thực trạng tổ chức quản lý mạng lưới bán hàng của Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy mà cụ thể là mạng cửa hàng của công ty, từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, kết hợp với nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại đây em xin đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý mạng cửa hàng tại công ty.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên,em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý mạng cửa hàng của Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy”.
    Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm ba chương:
    Chương I: Mạng cửa hàng và yêu cầu quản lý mạng cửa hàng của doanh nghiệp thương mại.
    Chương II: Thực trạng quản lý mạng cửa hàng bán lẻ tại Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy.
    Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý mạng cửa hàng bán lẻ của Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy.


    Mục lục
    MỞ ĐẦU .1
    Chương I.MẠNG CỬA HÀNG VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ MẠNG CỬA HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
    I.Mạng cửa hàng và vai trò của mạng cửa hàng đối với một doanh nghiệp thương mại
    1.Khái niệm và phân loại mạng cửa hàng của doanh nghiệp thương mại 8
    1.1.Khái niệm mạng cửa hàng của doanh nghiệp thương mại
    1.2.Phân loại mạng cửa hàng
    1.2.1.Tổ chức theo cửa hàng chuyên doanh
    1.2.2.Tổ chức theo cửa hàng bách hoá tổng hợp
    1.2.3.Tổ chức theo hình thức siêu thị
    1.2.4.Tổ chức theo cửa hàng hỗn hợp
    2.Vai trò của mạng cửa hàng đối với một doanh nghiệp thương mại 10
    II.Yêu cầu và nội dung quản lý mạng cửa hàng của doanh nghiệp thương mại
    1.Yêu cầu quản lý mạng cửa hàng của doanh nghiệp thương mại 11
    2.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý mạng cửa hàng của doanh nghiệp .12
    2.1.Các nhân tố vĩ mô
    2.2.Các nhân tố vi mô
    3.Nội dung quản lý mạng cửa hàng của doanh nghiệp thương mại 15
    3.1.Xây dựng mạng cửa hàng
    3.1.1.Xây dựng mạng cửa hàng theo hình thức bán hàng kín
    3.1.2.Xây dựng mạng cửa hàng theo hình thức bán hàng hở
    3.2.Quy hoạch mạng cửa hàng .
    3.2.1.Xác định mục tiêu quy hoạch mạng cửa hàng
    3.2.2.Tổ chức mạng cửa hàng
    3.2.2.1.Cấu trúc tổ chức mạng cửa hàng
    3.2.2.2.Quy hoạch,thiết kế cửa hàng và trưng bày hàng hóa
    3.2.2.3.Xác lập quy mô của lực lượng bán hàng
    3.2.3.Chính sách đối với các cửa hàng
    3.2.3.1.Xác định địa phận bán hàng
    3.2.3.2.Tuyển chọn nhân viên bán hàng
    3.2.3.3. Đào tạo huấn luyện nhân viên bán hàng
    3.2.3.4.Chế độ thù lao và đãi ngộ với các nhân viên
    3.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của cửa hàng
    3.3.Kiểm tra và đánh giá hoạt động của các cửa hàng .


    Chương II.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG CỬA HÀNG BÁN LẺ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY.
    I.Khái quát về Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy
    1.Quá trình hình thành,tổ chức bộ máy quản lý và lĩnh vực hoạt động của công ty
    1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
    1.2.Bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
    1.3.Phạm vi,chức năng,nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
    1.3.1.Phạm vi hoạt động
    1.3.2.Chức năng
    1.3.3.Nhiệm vụ của công ty
    1.3.4.Lĩnh vực hoạt động
    1.4.Mục tiêu và quyền hạn của công ty
    1.4.1.Mục tiêu hoạt động
    1.4.2.Quyền hạn của công ty
    2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
    2.1. Đặc điểm về cơ sở vật chất
    2.2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
    2.3. Đặc điểm về nhân sự
    2.3.1.Nhân sự
    2.3.2.Thu nhập
    2.4.Tình hình sử dụng vốn của công ty
    3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy .
    3.1.Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty
    3.2.Tình hình tiêu thụ hàng hoá theo tổng doanh thu và kết cấu mặt hàng
    3.3.Tình hình thực hiện tiêu thụ hàng hoá của các đơn vị trực thuộc
    3.4.Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy
    II.Thực trạng quản lý mạng cửa hàng bán lẻ của Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy
    1.Tổ chức mạng cửa hàng bán lẻ của công ty
    2.Chính sách quản lý mạng của công ty hiện nay
    3.Kiểm tra và đánh giá hoạt động của mạng cửa hàng bán lẻ của công ty .
    III. Đánh giá về quản lý mạng bán lẻ của Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy
    1.Những điểm mạnh trong quản lý mạng cửa hàng .
    2.Những điểm yếu và vấn đề đặt ra trong quản lý mạng cửa hàng.


    Chương III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MẠNG CỬA HÀNG BÁN LẺ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY.
    I.Phương hướng tăng cường quản lý mạng cửa hàng bán lẻ của công ty trong những năm tới
    1.Phương hướng chung về hoạt động kinh doanh trong những năm tới
    2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
    III. Giải pháp tăng cường quản lý mạng cửa hàng bán lẻ của công ty
    1.Hoàn thiện,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hệ thống cung ứng .
    2.Có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nhằm nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên .
    3.Hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quản lý mạng cửa hàng .
    4.Quan tâm tìm hiểu,thu thập thông tin từ phía khách hàng .
    5.Tăng cường mở rộng,sắp xếp,bố trí hợp lý diện tích kinh doanh của các cửa hàng
    6.Cần có các chính sách kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cửa hàng .
    7. Thực hiện các cơ chế,chính sách khuyến khích đối với các cửa hàng,tạo động lực cho đội ngũ nhân viên .
    KẾT LUẬN .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...