Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai là thành quả lao động, đấu tranh của nhiều thế hệ ở nước ta tạo lập nên, luôn là vấn đề xuyên suốt của mọi thời đại. Sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc khai thác, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
    Thực tế cho thấy, với quỹ đất có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng tăng đang đặt ra nhiều thách thức với con người và xã
    hội. Những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng đất đã nẩy sinh nhiều mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt, đang làm hủy hoại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng.
    Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, một trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn đặc biệt được quan tâm. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
    Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả tỉnh, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế so sánh với các huyện trong tỉnh vì gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có hệ thống đường bộ bao gồm đường Quốc lộ 3 cũ đang cải tạo nâng cấp, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B và trong tương lai gần là Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn quốc tế đường cao tốc, có hệ thống đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép, Thái Nguyên - Núi Hồng và tương lai có hệ thống đường sắt đi các tỉnh lân cận trong khu vực. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công

    nghiệp, trung tâm giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh, đứng thứ 3 của cả nước, là trung tâm du lịch dịch vụ với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi Cốc mang tầm cỡ quốc gia vừa được công bố quy hoạch, nơi đây cũng là vùng đất hội tụ của con người ở mọi sứ sở của đất nước Việt Nam, có truyền thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc của vùng trung du miền núi Bắc bộ, có vùng chè Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay thành phố Thái Nguyên là điểm đến của nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới và trong nước, đã và đang tìm kiếm, đăng ký, dự kiến đầu tư vào thành phố trên nhiều lĩnh vực.
    Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm gần đây cũng như dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất cũng như công tác quản lý, sử dụng đất đai ở thành phố Thái Nguyên nói chung, của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong tình hình hiện nay việc vi phạm pháp luật đất đai cả về quản lý và sử dụng còn diễn ra ở nhiều địa phương, ở các xã, phường đặc biệt là của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư. Hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, đất để hoang hóa không sử dụng, chậm triển khai dự án, tình trạng “quy hoạch treo” chưa được ngăn chặn kịp thời, vẫn còn xảy ra.
    Trước thực trạng và yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
    1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá được thực trạng sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất đã giao.
    Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái
    Nguyên ảnh hưởng đến sử dụng đất.

    Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành phố Thái
    Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.
    Điều tra tình hình sử dụng đất đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
    Phân tích đánh giá quá trình sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
    thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
    Đưa ra các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với tài nguyên đất của thành phố Thái Nguyên. Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đất đai của các huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...