Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thô

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau​
    Information
    MS:LVQLGD060
    SỐ TRANG:86
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUAN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2009




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, cách mạng khoa học
    công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao đã thúc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới,
    quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội. Cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ diễn ra gay
    gắt. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự
    phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng trở thành lợi thế không nhỏ
    trong sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, bước vào thể kỷ XXI việc ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục để
    đào tạo nguồn nhân lực đã trở thành nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nhiều quốc gia. Giáo dục trở thành nhân
    tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng như
    các nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi
    quốc gia. Năm 1992 UNESCO đã chỉ rõ: “ không có sự tiến bộ và thành đạt nào mà có thể tách khỏi sự tiến bộ
    và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục”[63].
    Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng
    việc phát triển giáo dục và đào tạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “con người
    và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần
    tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”[22]. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội.
    Trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Để làm được điều này vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục
    là phải: “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”[22].
    Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo
    đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình,
    phương pháp giảng dạy, thì việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và TBDH phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng
    đồng thời tiến hành. Bởi vì, cơ sở vật chất và TBDH là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện đổi
    mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục.
    Để phục vụ tốt cho công tác dạy và học, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau đã luôn chú
    trọng đến việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, đặc biệt là sau khi triển khai thực
    hiện chương trình SGK mới vấn đề này càng được quan tâm chú trọng hơn. Bên cạnh đó, để nâng cao chất
    lượng dạy và học hầu hết các trường THPT tỉnh Cà Mau cũng đã tự đầu tư mua sắm đồ dùng dạy học. Có thể
    nói rằng, cho đến nay về cơ bản hầu hết các trường THPT tỉnh Cà Mau đã có một số lượng TBDH cần thiết
    phục vụ cho công tác dạy và học. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc từng bước nâng cao chất lượng giáo
    dục và đào tạo tỉnh nhà. Tuy nhiên, từ thực tế này lại nảy sinh vấn đề mà nhiều cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Cà
    Mau đang hết sức bức xúc. Đó là TBDH ít được giáo viên quan tâm sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng mục đích,
    phát huy hiệu quả và tác dụng còn thấp khi sử dụng hiện đang còn diễn ra phổ biến. Làm sao quản lý, khai thác,
    sử dụng và sử dụng phát huy hiệu quả của TBDH là vấn đề mà đang được các cấp quản lý giáo dục ở tỉnh Cà
    Mau quan tâm và đây cũng là vấn đề cơ bản và cốt lõi của toàn bộ công tác quản lý TBDH ở trường phổ thông.
    Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu
    quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh Cà Mau.

    2.Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu đầy đủ và khách quan thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên ở các trường
    THPT tỉnh Cà Mau và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường
    THPT tỉnh Cà Mau.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên trường THPT.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng công tác quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên một số trường THPT tỉnh Cà Mau và
    một số giải pháp.

    4.Giả thuyết nghiên cứu

    Nếu hiệu trưởng các trường THPT xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH
    của giáo viên có cơ sở khoa học, thì việc sử dụng TBDH của giáo viên trong dạy học sẽ tốt hơn, góp phần nâng
    cao hiệu quả của hoạt động dạy và học.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên.
    - Khảo sát thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một số trường THPT tỉnh Cà Mau.
    - Đề xuất một số giải pháp quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

    Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    nghiên cứu.

    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi dựa trên cơ sở lí
    luận, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để khảo sát thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH tại các
    trường THPT trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
    - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo
    có nhiều kinh nghiệm.
    - Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ GV để thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp toán thống kê: Xử lí kết quả điều tra bằng phương pháp tính phần trăm(%) và tính giá
    trị trung bình nhằm phân tích, đánh giá thực trạng làm cơ sở để đề ra giải pháp thích hợp.

    7. Phạm vi nghiên cứu

    Tỉnh Cà Mau có 26 trường THPT, người nghiên cứu chọn 6 trường, đại diện hai khu vực là khu vực
    thành thị và khu vực nông thôn để nghiên cứu cụ thể là các trường như sau:
    - THPT U Minh. - THPT Khánh Lâm.
    - THPT Trần Văn Thời.
    - THPT Thới Bình.
    - THPT Cái Nước.
    - THPT Đầm Dơi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...