Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong T

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong Thành Phố Cà Mau​

    Information


    MS: LVQLGD035

    SỐ TRANG: 138

    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

    TRƯỜNG : ĐHSP TPHCM

    NĂM: 2008




    Information



    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Đổi mới quản lý GD đã trở thành chiến lược phát triển đang được Đảng và

    Nhà nước quan tâm. Ở mục 4 trong Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương về việc

    xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD đã nhấn mạnh: “ Đổi

    mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và CBQL giáo dục”, đặc biệt

    “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác thanh tra chuyên môn và

    quản lý chất lượng GD ” [8, tr.2]. Vì vậy GDMN cũng cần phải đổi mới công tác

    quản lý cho phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý GD của Đảng và nhà nước. Quản

    lý HĐVC cho trẻ MG lớn là một bộ phận của quản lý chuyên môn trong GDMN.

    Nên cần thiết phải quan tâm đến công tác này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản

    lý GD nói chung và quản lý GDMN nói riêng.

    Ngành GDMN đang có những bước chuyển mình lớn, thay đổi cả về hình

    thức lẫn nội dung chương trình chăm sóc GD trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển

    GDMN như trong chiến lược phát triển GDMN đã đề cập: “Mục tiêu GDMN là

    giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố

    đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [9]. Việc đổi mới

    chương trình chăm sóc GD trẻ trong đó đổi mới HĐVC cho trẻ là trọng tâm của đổi

    mới chương trình GDMN. Do đó, đòi hỏi phải đổi mới cách quản lý HĐVC cho phù

    hợp với đổi mới chương trình GDMN.

    HĐVC là hoạt động chủ đạo của trẻ MG. Trẻ “chơi mà học, học bằng chơi”.

    Qua HĐVC trẻ phát triển toàn diện trí tuệ, nhân cách. Nhấn mạnh về vai trò của

    HĐVC Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 đã viết: “Phương pháp GDMN chủ yếu là

    thông qua việc tổ chức các HĐVC để giúp trẻ em phát triển toàn diện” [29]. Nên

    công tác quản lý HĐVC cho trẻ MG nói chung, MG lớn nói riêng là hết sức quan

    trọng nhằm góp phần chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông .

    MG lớn là lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào trường phổ thông. Nên việc phát

    triển tư duy, tưởng tượng, lòng ham hiểu biết là hết sức quan trọng đối với trẻ. Việc

    phát triển trí tuệ và lòng ham hiểu biết cũng như mọi chức năng tâm lý khác chỉ có

    thể diễn ra một cách tốt đẹp trong HĐVC. Vì HĐVC là hoạt động chủ đạo của lứa

    tuổi. Kết quả của việc tổ chức HĐVC không chỉ phụ thuộc vào năng lực của GV mà

    còn phụ thuộc nhiều vào cách quản lý của BGH ở trường MN.

    Hiện nay, các trường MN ở TP Cà Mau đang thực hiện chương trình đổi mới

    theo hình thức hoạt động theo chủ đề, chủ điểm và đang thực hiện thí điểm chương

    trình đổi mới về nội dung lẫn hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc GD trẻ.Việc

    quản lý HĐVC cho trẻ MG nói chung, MG lớn nói riêng còn nhiều bất cập, chưa

    đáp ứng được chương trình đổi mới chăm sóc GD trẻ như đã nêu ở trên. Cụ thể là

    cách quản lý còn áp đặt chưa phát huy tính năng động, sáng tạo của GV trong việc

    tổ chức HĐVC cho trẻ MG hoặc thả lỏng chưa quan tâm đến việc chỉ đạo, hướng

    dẫn việc tổ chức HĐVC cho GV dạy MG. Nguyên nhân là năng lực chuyên môn và

    năng lực quản lý còn hạn chế.

    Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp

    quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong

    thành phố Cà Mau” nhằm giúp các nhà quản lý thấy rõ thực trạng về công tác

    quản lý HĐVC của BGH ở các trường MN trong TP Cà Mau và đề xuất một số giải

    pháp cơ bản góp phần nâng cao công tác quản lý HĐVC cho trẻ MG nói chung và

    MG lớn nói riêng.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm

    nâng cao hiệu quả về việc quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn ở các trường MN công

    lập trên địa bàn TP Cà Mau.


    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


    3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của Ban giám hiệu các

    trường MN trong TP Cà Mau.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp quản lý HĐVC cho trẻ

    MG lớn ở các trường MN trong TP Cà Mau.


    4. Giả thuyết khoa học


    Việc quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn của BGH ở các trường MN công lập

    trong TP Cà Mau còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với quản lý HĐVC theo hướng

    đổi mới GDMN. Nếu áp dụng tốt các giải pháp quản lý mà đề tài đề xuất sẽ góp

    phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn.


    5. Nhiệm vụ nghiên cứu


    5.1. Nghiên cứu lý luận.

    5.2. Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn của

    BGH ở các trường MN công lập trong TP Cà Mau.

    5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý HĐVC

    cho trẻ MG lớn ở các trường MN công lập trong TP Cà Mau.


    6. Phạm vi nghiên cứu


    Quản lý có nhiều cấp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý của BGH ở

    các trường MN công lập trong TP Cà Mau về việc quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn.

    Quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn bao gồm nhiều nội dung: 1/ Quản lý các

    khâu trong tiến trình tổ chức HĐVC cho trẻ; 2/ Quản lý về các biện pháp tổ chức

    HĐVC cho trẻ; 3/ Quản lý về công tác kiểm tra, đánh giá GV việc tổ chức HĐVC

    cho trẻ; 4/ Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV về tổ chức HĐVC cho trẻ;

    quản lý về môi trường chơi. Do thời gian và điều kiện nghiên cứu, chúng tôi không

    nghiên cứu quản lý về môi trường chơi mà chỉ nghiên cứu 4 nội dung trên.


    7. Phương pháp nghiên cứu


    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận


    Thu thập tài liệu, đọc sách có liên quan đến công tác tổ chức HĐVC cho trẻ

    MG, nghiên cứu phân tích tổng hợp các loại tài liệu liên quan đến đề tài nhằm hệ

    thống hoá cơ sở lý luận để nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng.


    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


    -Phương pháp quan sát: Quan sát tất cả các HĐVC của trẻ MG lớn để

    nhằm nắm được các biện pháp tổ chức HĐVC của GV dạy lớp MG lớn và nắm

    được cách chỉ đạo quản lý của BGH ở trường MN công lập trong công tác này.

    -Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với GV và CBQL để nhằm thu thập

    thông tin về quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn của BGH ở các trường MN công lập

    trong TP Cà Mau.

    -Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Xây dựng các phiếu

    trưng cầu ý kiến cho tất cả CBQL và GV nhằm thu thập thông tin về quản lý HĐVC

    cho trẻ MG lớn của BGH các trường MN công lập trong TP Cà Mau.

    -Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia về sự cần thiết và

    tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lý HĐVC

    cho trẻ MG lớn.

    -Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công thức toán thống kê để tính

    tương quan thứ hạng giữa ý kiến đánh giá của GV và BGH; tính tương quan thứ

    hạng về MĐTH và KQTH của các biện pháp quản lý nhằm tìm độ tin cậy của các ý

    kiến.


    8. Những đóng góp của đề tài


    -Hệ thống hoá được những lý luận về quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn của

    BGH.

    -Đề xuất một số giải pháp về quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn nhằm góp phần

    nâng cao hiệu quả của quản lý HĐVC cho trẻ MG lớn của BGH các trường MN

    công lập trong TP Cà Mau
     
Đang tải...