Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp quản lý giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh Khánh Hòa​
    Information

    MS: LVQLGD034
    SỐ TRANG: 143
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2007


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1.Thế giới đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, với xu thế
    này các nước trên thế giới đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua việc
    lấy giáo dục đào tạo làm động lực phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam chuyển sang
    nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự phát triển nhanh
    chóng của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc Việt
    Nam gia nhập WTO, tất cả vừa là thời cơ vừa là thách thức lớn đối với nền giáo
    dục. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới đã làm thay đổi
    đặc điểm lao động và nội dung lao động, cách thức lao động và vị thế của người lao
    động, đồng thời nảy sinh nhiều ngành nghề mới, mất đi một số ngành nghề cũ,
    người lao động không chỉ biết một nghề mà biết nhiều nghề. Thang giá trị của
    người lao động không những được đo bằng bằng cấp mà được tính bằng cả nghề
    nghiệp.

    1.2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ mục tiêu: “Sớm
    đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
    cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, và “con đường công
    nghiệp hoá, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các
    nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”. Để thực
    hiện được mục tiêu đó chúng ta phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ sức tiếp
    thu sự chuyển giao công nghệ khoa học tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn
    của nước nhà. Vì vậy, giáo dục nghề nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự phát
    triển, đặc biệt bậc trung cấp chuyên nghiệp là một nhân tố quan trọng.
    Trung cấp chuyên nghiệp là một cấp học quan trọng nhằm đào tạo người lao
    động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc
    lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Ngày nay, với cơn lốc cách
    mạng công nghệ thông tin trên thế giới đã tạo cho người học có nhiều cơ hội học ở
    khắp nơi: học ở thầy, học ở bạn, học trên mạng, học ở sách vở, học ở thực tiễn. Học sinh là người chủ động đi tìm tòi kiến thức, còn người thầy với vai trò hướng dẫn giúp
    học sinh tìm tới chân lý của khoa học. Điều đó đòi hỏi các trường trung cấp chuyên
    nghiệp phải đổi mới việc giảng dạy cho đáp ứng với giai đoạn mới.

    1.3. Khánh Hoà có bốn trường Trung cấp chuyên nghiệp, đã từ lâu các
    trường này đã là nơi cung cấp nguồn lao động cho các lĩnh vực ngành nghề khác
    nhau, đáp ứng phần nào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên,
    việc đào tạo nguồn nhân lực trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh chưa thật sự đáp ứng
    được nhu cầu lao động thực tế, hiệu quả quản lý giảng dạy còn chưa cao, chưa khai
    thác hết tiềm năng nghề nghiệp, các biện pháp quản lý về giảng dạy còn nhiều bất
    cập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    Xuất phát từ các lý do trên, nên đề tài : “Thực trạng và giải pháp quản lý giảng
    dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh Khánh Hoà’’ là đề tài góp phần
    nâng cao chất lượng quản lý giảng dạy ở các trường TCCN của tỉnh.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu thực trạng quản lý giảng dạy và đề xuất một số giải pháp quản
    lý giảng dạy của các trường TCCN ở Khánh Hoà.

    3. Khách thể nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    - Cán bộ quản lý của: Sở giáo dục và Đào tạo và các trường TCCN tỉnh
    Khánh Hòa.
    - Giáo viên và học sinh các trường TCCN ở tỉnh Khánh Hòa.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    - Thực trạng quản lý giảng dạy và giải pháp quản lý giảng dạy ở các trường
    TCCN của tỉnh Khánh Hoà.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giảng dạy TCCN ở tỉnh Khánh Hoà.
    - Khảo sát thực trạng quản lý giảng dạy TCCN ở Khánh Hoà. Phân tích
    nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. - Đề xuất giải pháp quản lý giảng dạy TCCN trong giai đoạn mới ở các
    trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Khánh Hoà.

    5. Giả thuyết khoa học

    Giảng dạy là nhiệm vụ trọng tâm của một nhà trường, có ý nghĩa quan trọng
    trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo bậc TCCN
    nói riêng.
    Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý giảng dạy và xác định được các giải
    pháp quản lý giảng dạy một cách hợp lý thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý giảng
    dạy ở các trường TCCN của Khánh Hoà.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    - Nội dung : Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý
    giảng dạy TCCN của các trường ở Khánh Hoà.
    - Phạm vi nghiên cứu: Bốn trường TCCN ở tỉnh Khánh Hoà .

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Thu thập tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
    tài.
    - Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề
    tài nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các văn bản về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của
    ngành giáo dục.

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp chuyên gia kết hợp phương pháp phỏng vấn

    - Phỏng vấn CBQL Sở Giáo dục, CBQL và giáo viên các trường để tìm hiểu
    thực trạng.
    - Tham khảo ý kiến các chuyên gia để đưa ra những giải pháp hữu hiệu.

    7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu

    Gồm 2 bộ phiếu: Bộ phiếu 1: Phiếu khảo sát thực trạng (dành cho CBQL và GV các trường
    TCCN).
    Bộ phiếu 2: Phiếu khảo nghiệm các giải pháp quản lý (dành cho CBQL và
    GV các trường TCCN).
    Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu (CBQL có ký hiệu là A: 50 phiếu; GV có ký
    hiệu là B: 100 phiếu). Tổng số phiếu thu vào là 150 phiếu, hợp lệ 150 phiếu.
    - Trung học Kinh tế Khánh Hòa : 35 phiếu (CBQL: 10; GV: 25);
    - Cao đẳng Nghề Nha Trang : 40 phiếu (CBQL:15; GV:25);
    - Cao đẳng y tế Khánh Hòa : 35 phiếu (CBQL: 12; GV:23);
    - Cao đẳng Văn Hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang : 40 phiếu
    (CBQL : 13 ; GV : 27).

    7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

    Tính trung bình cộng của từng câu hỏi nội dung quản lý. Sau đó tổng hợp và
    tính % để đánh giá các mức độ, sự tương quan của những nội dung thăm dò.
    Công thức tính TB cộng như sau :
    M = (x1+x2+ .+x150)/N
    N : Số câu hỏi

    xi : Số ý kiến
    ( Chủ yếu dùng phần mềm EXEL hỗ trợ).

    8. Đóng góp của luận văn

    - Đề tài nhằm hệ thống lý luận về quản lý, quản lý giảng dạy hệ TCCN của
    các trường .
    - Qua nghiên cứu thực trạng quản lý giảng dạy hệ TCCN của các trường ở tỉnh
    Khánh Hòa, luận văn đề ra một số giải pháp quản lý giảng dạy để nâng cao chất lượng
    giảng dạy.

    9. Cấu trúc của luận văn

    Luận văn gồm 3 phần:
    - Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, giả
    thuyết khoa học cũng như một số vấn đề chung của đề tài nghiên cứu.
    - Kết quả nghiên cứu: Gồm 3 chương
    + Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
    + Chương 2: Thực trạng giảng dạy và quản lý giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa
    + Chương 3: Giải pháp quản lý giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp Khánh Hòa trong giai đoạn mới.
    - Kết luận và kiến nghị
    - Tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...