Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường CNKế toán ở nội thành Thành Ph

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường CNKT ở nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD032
    SỐ TRANG: 87
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008


    Information




    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, điều này đã đúng với ngày xưa, với ngày nay và mãi mãi
    về sau. Vậy để có hiền tài, chúng ta cần phải làm gì? Không có con đường nào khác ngoài con đường
    giáo dục.
    Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã
    hội” của Đảng và Nhà nước chỉ đạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đất nước phục vụ sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do
    đó, nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
    Nhân lực của một xã hội theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ lực lượng lao động với mọi loại hình
    công việc (lãnh đạo, quản lý, khoa học – kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất-dịch vụ .) hoạt động trong mọi
    lĩnh vực, mọi ngành của xã hội đó. Nhân lực được đề cập trong chiến lược phát triển giáo dục có nghĩa
    hẹp hơn, đó là những người do các trường, lớp thuộc các hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên
    nghiệp, dạy nghề đào tạo ra.
    Việc phát triển nguồn nhân lực rất được nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên
    cứu và giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm trọng tâm của những nỗ lực phát triển nguồn
    nhân lực được mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào hai chủ đề chính là “Học tập và nâng cao
    chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” (Weinberger 1998 trang 78).
    Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt như
    đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực ., làm cho con người trở thành những người lao động có
    những năng lực và phẩm chất mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự phát triển kinh tế
    - xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa đó, Giáo dục và đào tạo là
    con đường duy nhất để hình thành nhân cách và phát triển con người mới, phát triển nguồn nhân lực.
    Và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các trường, từ trường trung học phổ thông đến các
    trường cao đẳng, đại học, suy cho cùng là vấn đề “phát triển đội ngũ giáo viên” và “quản lý đội ngũ
    giáo viên”. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo của một trường song việc quản
    lý đội ngũ giáo viên không kém phần quan trọng vì việc quản lý không triệt để sẽ ảnh hưởng đến sự
    phát triển của một trường và xa hơn nữa là sự phát triển đất nước.
    Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, phát triển đất nước trong thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ thị 40 đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm xây dựng và kiện toàn toàn
    diện đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
    Trong đó, nhiệm vụ thứ 4, được xác định là “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà
    giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
    Và đã có nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lý học đã bàn về vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên, giảng
    viên ở các trường học, đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố. Thế

    nhưng, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên của các trường công nhân kỹ thuật gần như bị bỏ quên trong
    một thời gian dài bởi khuynh hướng nghiên cứu tập trung vào các bậc học tiểu học, trung học, phổ
    thông.
    Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp
    quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ
    Chí Minh”.
    Do vậy, vấn đề định hướng nghiên cứu thực trạng và các giải pháp, để trên cơ sở đó đề xuất các
    giải pháp mới nhằm hoàn thiện chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ
    thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh mang tính cấp thiết.

    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Vấn đề xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên là một vấn đề rất được nhiều nhà khoa học
    quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi xin điểm qua một số công trình
    đã được công bố trong thời gian gần đây như:
    - Về công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường Đại học – Cao
    đẳng – Trung học nghề có thể kể đến các công trình có tên sau:
    + “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẳng và giáo viên dạy
    nghề” của tác giả Phạm Thành Nghị (Mã số B-92-38-18).
    + “Những giải pháp bồi dưỡng giáo viên trong các trường dạy nghề” của tác giả Trần
    Hùng Lượng (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 1996).
    + “Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy trường
    Cao đẳng Hải quan TPHCM” của tác giả Lê Diệu Hiền (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
    trường ĐH Sư phạm TPHCM, 2002).
    + “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn
    mới” của tác giả Võ Hảo. (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục trường ĐH Sư phạm Huế -
    Trường Cán bộ quản lý giáo dục & đào tạo, 1999).
    - Về công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường đào tạo chuyên nghiệp có thể kể đến
    các công trình sau:
    + “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng
    đào tạo của trường Văn hóa 1 thuộc Bộ Công an” của tác giả Hồng Ngọc Long (Luận văn
    thạc sĩ khoa học giáo dục, 1998).
    + “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự
    Trọng TPHCM của tác giả Đỗ Ngọc Mỹ (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại
    học sư phạm TPHCM, 2002).
    - Về quản lý phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên có thể kể đến các công trình sau:

    + “Xây dựng mô hình quản lý công tác phát triển, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ
    yêu cầu đổi mới giáo dục & đào tạo ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bạch Mai (đề tài B-
    96-52-11).
    + “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Phòng
    không” của tác giả Nguyễn Xuân Hường (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2002).
    + “Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng GTVT 3” của tác giả
    Phạm Kiều Mai (Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục, 2003).
    Những công trình được liệt kê trên đã được tiếp cận với những góc độ khác nhau và đề tài quản lý
    đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật còn ít đề cập đến. Chính vì thế đã gợi cho
    chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy
    nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh”.

    3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Hiện nay, việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu
    nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.
    Nếu làm rõ được thực trạng và có những giải pháp thiết thực sẽ góp phần khắc phục được phần
    nào sự bất cập trong quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    - Đối tượng của đề tài nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề.
    - Khách thể của đề tài nghiên cứu: cán bộ quản lý, giáo viên; học sinh tại các trường công nhân
    kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

    5. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Nhằm làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân
    kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Và đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm giúp cho việc
    quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề ngày càng tốt hơn.

    6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    Do thời gian và trình độ có hạn, đề tài chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công
    nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đề xuất một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ
    thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

    a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

    Nhằm mục đích thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách, báo, các tài
    liệu, báo cáo của Sở Lao động – Thương binh xã hội, các công trình nghiên cứu khoa học xung
    quanh đề tài.

    b. Phương pháp phỏng vấn:

    Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo trường, giáo viên đang giảng dạy ở các trường
    dạy nghề, cán bộ chuyên môn ở Phòng Dạy nghề và một số học sinh cuối khóa về các vấn đề có
    liên quan đến đề tài.

    c. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:

    Nhằm mục đích làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề với mẫu
    đại diện được chọn theo phương pháp khách quan ngẫu nhiên ở các đối tượng là Lãnh đạo các
    trường, các phòng ban, giáo viên, học sinh. Số phiếu là 312 phiếu trong đó:
    - Trường CNKT thành phố Hồ Chí Minh: 82 phiếu (CBQL: 21 phiếu; Giáo viên: 61
    phiếu).
    - Trường CNKT Nhân Đạo Quận 3: 73 phiếu (CBQL: 20 phiếu; Giáo viên: 53 phiếu)
    - Trường KTCN Hùng Vương: 94 phiếu (CBQL: 26 phiếu; Giáo viên: 68 phiếu)
    - Trường KTCN Quang Trung: 63 phiếu (CBQL: 18 phiếu; Giáo viên: 45 phiếu).
    Được tiến hành theo các bước sau:
    Xuất phát từ đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng bộ
    công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng đội ngũ giáo
    viên và các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường CNKT thành phố về các mặt
    cơ bản sau:
    o Công tác tuyển dụng giáo viên.
    o Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.
    o Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên.
    o Quản lý việc thực hiện chính sách đối với giáo viên.
    Bộ phiếu câu hỏi được xây dựng gồm 8 câu cho khách thể nghiên cứu là giáo viên & cán bộ
    quản lý.
    Xử lý số liệu:
    o Sau khi thu hồi phiếu về, chúng tôi kiểm tra từng phiếu xem các phiếu trả lời có
    hợp lệ không. Kết quả kiểm tra các phiếu trả lời đều hợp lệ.
    o Sau khi kiểm tra, chúng tôi sắp xếp phân loại các câu hỏi theo mục đích và nội
    dung nghiên cứu từng phần.
    o Tính trung bình cộng của từng câu hỏi. Sau đó tổng hợp số liệu và biểu diễn kết
    quả bằng đồ thị.

    Tùy theo mẫu điều tra và mục đích phân tích chúng tôi tiến hành xử lý số liệu theo công
    thức tính điểm trung bình cộng:
    M: điểm trung bình được tính bằng công thức:
    M = TONG(xi)/n
    n: số phiếu câu hỏi
    xi : điểm số cho từng phiếu hỏi.
    Minimum viết tắt min: điểm thấp nhất
    Maximum viết tắt max: điểm cao nhất.
    Ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác để làm
    sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, như: phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát.

    8. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

    Tác giả nghiên cứu thực trạng tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh: Trường CNKT thành phố Hồ Chí Minh, Trường CNKT Nhân Đạo Quận 3, Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Hùng Vương, Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Quang Trung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...