Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm ĐăkLăk

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm ĐăkLăk​
    Information

    MS: LVQLGD031
    SỐ TRANG: 109
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là
    công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước quá độ sang nền kinh tế
    tri thức. Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên toàn thế giới làm cho lợi
    thế cạnh tranh ngày càng nghiêng về những quốc gia có nguồn lực chất lượng cao,
    nhất là đội ngũ tri thức và công nhân lành nghề. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược
    phát triển nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ và tay nghề cao nhằm tạo ra lợi thế
    cạnh tranh là cách làm thông minh để chủ động hội nhập vào xu thế sau này.
    Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
    (CNH – HĐH), vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực trở thành một vấn đề cấp thiết.
    Nghị quyết Trung ương 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu
    rõ: “Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào
    tạo (GD & ĐT), phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
    nhanh và bền vững”. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
    lượng cao – một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển giáo dục
    (GD) ở nước ta từ năm 2001 đến 2010. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
    IX tiếp tục khẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển GD &
    ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH – HĐH đất nước.”. Từ
    kinh nghiệm thực tế của các nước phát triển đi trước cho thấy, muốn chấn hưng
    quốc gia trước hết phải chấn hưng GD & ĐT, muốn chấn hưng GD & ĐT trước hết
    phải chấn hưng các trường sư phạm, muốn chấn hưng các trường sư phạm trước hết
    phải chấn hưng đội ngũ GV. Do vậy, hiện nay việc bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu
    hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP)
    trên tất cả các mặt: Tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn
    nghiệp vụ, năng lực sư phạm là nhiệm vụ cần thiết và bức xúc của ngành GD &
    ĐT nói chung và mỗi trường sư phạm nói riêng.
    Trường CĐSP ĐăkLăk, tiền thân là trường CĐSP Buôn Ma Thuột (thành lập
    năm 1976). Trong những năm qua, Nhà trường đã có những đóng góp tích cực trong việc ĐT, BD giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở cho hai tỉnh ĐăkLăk và Đăk
    Nông. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý GD và nâng cao chất lượng GD & ĐT
    toàn diện, vấn đề quản lý đội ngũ GV của trường đòi hỏi đặc biệt quan tâm. Vì vậy,
    việc xây dựng và quản lý được một đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất
    lượng, đồng bộ về cơ cấu là vấn đề quan trọng, then chốt cần được đặt ra và có biện
    pháp giải quyết. Hiện nay, việc quản lý đội ngũ GV của ngành sư phạm đã và đang
    thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý GD. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu quản lý
    đội ngũ GV các trường CĐSP ở các cấp độ khác nhau. Song, thực trạng và những
    giải pháp quản lý đội ngũ GV ở trường CĐSP ĐăkLăk chưa có đề tài nào nghiên
    cứu.
    Từ những nhận thức trên chúng tôi định hướng nghiên cứu vấn đề quản lý
    đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. Trên cơ sở xem xét đội ngũ GV về một số khía
    cạnh cơ bản, từ đó đưa ra những giải pháp quản lý đội ngũ GV để đáp ứng nhu cầu
    đào tạo ngày càng cao mà xã hội đặt ra cho ngành sư phạm nói chung và trường
    CĐSP ĐăkLăk nói riêng. Đó là lý do của đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý
    đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk”.

    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

    2.1. Mục đích của đề tài

    Nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk, trên cơ sở
    đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ GV của nhà trường, góp
    phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở tỉnh ĐăkLăk.

    2.2. Nhiệm vụ đề tài

    - Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk hiện nay.
    - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP
    ĐăkLăk.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    Đội ngũ GV và hoạt động quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk và
    có các giải pháp quản lý một cách khoa học thì chất lượng quản lý đội ngũ GV
    trường CĐSP ĐăkLăk sẽ được nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của
    trường trong giai đoạn mới.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phân tích và tổng hợp lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

    5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp quan sát:
    Quan sát hoạt động quản lý của CBQL trường CĐSP ĐăkLăk, quan sát việc
    dạy và học của GV và sinh viên, quan sát sự phối hợp hoạt động của các phòng,
    ban, trung tâm, khoa, tổ bộ môn có liên quan.
    - Phương pháp điều tra (an-két):
    Điều tra để thu thập ý kiến, làm rõ thực trạng và các giải pháp quản lý đội
    ngũ GV thông qua hai loại phiếu hỏi bao gồm: Xin ý kiến của CBQL và đội ngũ
    GV tại trường CĐSP ĐăkLăk.
    - Phương pháp thống kê toán học:
    Dùng để xử lý số liệu nghiên cứu.
    - Các phương pháp hỗ trợ khác:
    Ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả còn dùng các phương pháp hỗ trợ
    khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu như: phương pháp trò chuyện, phương
    pháp lấy ý kiến chuyên gia .

    6. Phạm vi nghiên cứu đề tài

    Thực trạng và một số giải pháp quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk.

    7. Ý nghĩa của đề tài

    7.1. Về mặt lý luận

    Xác định cơ sở lý luận của việc quản lý đội ngũ GV của trường CĐSP
    ĐăkLăk.

    7.2. Về mặt thực tiễn

    Đề xuất các giải pháp phù hợp mang tính cấp thiết và khả thi nhằm quản lý
    hiệu quả đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk, góp phần nâng cao năng lực quản lý
    lãnh đạo, chất lượng đội ngũ GV và chất lượng ĐT của trường sư phạm trong giai
    đoạn hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...