Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức phường trên địa bàn quận 10 tp hồ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI : “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 TP HỒ CHÍ MINH”
    1.Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
    Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm “ Con người là trung tâm của chiến lược phát triển đồng thời là chủ thể phát triển”[11]. Trong đó, nguồn nhân lực hành chính đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mục tiêu phát triển của đất nước ta trong thời kỳ mới đặt ra đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các lĩnh vực trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức.
    Một trong bốn nội dung cải cách hành chính được đề ra trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là “ đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” [12]. Tiếp theo đó, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định sáu nội dung chính là : “Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính”.[13] Trong các nội dung đó, Đảng và nhà nước ta vẫn xác định “ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” là một trọng tâm của chương trình. Điều đó khẳng định rằng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một vấn đề cấp bách và liên tục.
    Thành phố Hồ Chí Minh- trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, là đầu tàu cho sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Thành phố cũng là địa phương đi đầu trong cải cách hành chính. Trong bối cảnh đổi mới và hòa nhập, nền hành chính của cả nước nói chung và nền hành chính của thành phố nói riêng đang có sự thay đổi căn bản về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế và phương pháp cung cấp dịch vụ công. Điều đó đòi hỏi nền hành chính nhà nước phải hiện đại hóa cả về tổ chức lẫn con người.
    Quận 10 là một quận trung tâm của thành phố . Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn quận diễn ra khá sôi nổi và phức tạp .Vì thế, hoạt động quản lý hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ không ngừng phát triển để góp phần vào phát triển thành phố, hoạt động quản lý hành chính cũng được đòi hỏi phải đổi mới và hiệu quả hơn. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hành chính nhà nước đủ tâm và đủ tầm để gánh vác trách nhiệm.
    Một trong những câu trả lời cho câu hỏi “ Làm sao để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ?” đó là làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trong thời gian qua , công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố và địa bàn quận vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nền hành chính. Đặc biệt, một điều đáng quan tâm là đối tượng cán bộ,công chức cấp cơ sở vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức . Trong khi đó, cán bộ công chức hành chính cấp cơ sở là bộ phận gần nhân dân nhất, có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong việc đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước vào cuộc sống nhân dân. Với lượng đầu mối công việc tăng lên cùng với chủ trương tinh gọn bộ máy, cán bộ, công chức hành chính cấp cơ sở ngày càng đối diện với áp lực công việc cao. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, hơn bao giờ hết, đã đến lúc cần chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phường để đội ngũ này có thể tiếp quản tốt nhất nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
    Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đề tài “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện để nghiên cứu.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị.Vấn đề này đã được sự quan tâm của đội ngũ các nhà khoa học và đặc biệt là các cấp quản lý nhà nước .
    Đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này như:
    - Nguyễn Na Na , đề tài : “ Quản lý nguồn nhân lực sau đào tạo, thực trạng và giải pháp ( nghiên cứu từ chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố Hồ Chí Minh ) , luận văn thạc sĩ ,năm 2010
    - Phạm Cao Việt Linh, đề tài : “ Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” , luận văn thạc sĩ, năm 2007
    - Lê Thị Thanh Ái, đề tài : “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2009-2015, khóa luận tốt nghiệp, năm 2009
    - Lê Thị Quỳnh Anh, đề tài : “ Vai trò của QLNN trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ở huyện EAH’LEO tỉnh Đăk Lăk, khóa luận tốt nghiệp, Năm 2006
    - Vũ Thị Hiếu, đề tài : “ Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng trong phát triển nguồn nhân lực của UBND thị xã Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng” , Khóa luận tốt nghiệp, năm 2007
    Và còn rất nhiều đề tài, công trình khác nghiên cứu về vấn đề này.
    Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực hành chính nhà nước nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần không ngừng được quan tâm hơn nữa và phát triển thường xuyên, liên tục.
    Cùng nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhưng mỗi đề tài chọn một cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Đồng thời, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở các địa phương khác nhau và trong những giai đoạn thời gian khác nhau thì không thể giống nhau được. Do vậy, tìm hiểu và phát triển công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay của cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng không phải là việc làm dư thừa.

    3.Đối tượng nghiên cứu

    - Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức phường trên địa bàn Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tiến hành nghiên cứu về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 15 phường trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh .
    5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1.Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện nhằm theo đuổi mục tiêu chính sau:
    - Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức phường trên địa bàn Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
    5.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
    - Tìm hiểu thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn Quận 10.
    - Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn Quận 10.
    - Dựa trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn Quận 10.
    6. Đóng góp của đề tài
    Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau:
    - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm cơ sở cho các nghiên cứu về vấn đề này.
    - Kết quả phân tích thực trạng sẽ làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý đánh giá thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn quận.
    - Những giải pháp của đề tài làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý tại địa bàn hoặc các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương khác.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin ( chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) , tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức , đề tài sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
    - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
    - Phương pháp thu thập, tổng hợp, thống kê, phân tích và xử lí số liệu
    - Phương pháp so sánh, đánh giá
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp phỏng vấn sâu
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    8. Kết cấu luận văn
    Kết cấu luận văn gồm có 3 phần chính như sau:
    A- Mở đầu
    B- Nội dung
    Chương I: Những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước .
    Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức phường trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh .
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
    C- Kết luận

    A-
    Mở đầu
    1.Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
    2. Lịch sử vấn đề
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5.Gỉa thiết nghiên cứu
    6.Nội dung nghiên cứu
    7. Phương pháp nghiên cứu
    8. Kết cấu đề tài
    B- Nội dung
    Chương I:Những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Hành chính nhà nước
    1.1.Khái quát chung về cán bộ công chức
    1.1.1.Khái niệm
    - Công vụ
    - Cán bộ
    - Công chức
    1.1.2.Vị trí , vai trò của cán bộ, công chức trong nền hành chính nhà nước
    1.1.3.Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức
    1.1.4.Cán bộ công chức cấp xã ( phường)
    - Cán bộ tăng cường
    - Cán bộ chuyên trách
    - Công chức không chuyên trách
    1.1.5.Những quy định về tiêu chuẩn cán bộ công chức cấp xã ( phường)
    1.1.6.So sánh CBCC cấp xã (phường) với các cấp cao hơn
    1.2.Khái quát chung về đào tạo, bồi dưỡng CBCC hành chính nhà nước
    1.2.1.Khái niệm:
    - Đào tạo
    - Bồi dưỡng
    1.2.2.Tầm quan trọng của việc đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính nhà nước
    1.2.3.Mối liên hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với chất lượng CBCC
    1.3.Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
    1.3.1.Khái niệm quản lý nhà nước về công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức
    1.3.2.Đặc trưng của quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
    1.3.3.Nội dung quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    1.4.Kinh nghiệm về đào tạo và bồi dưỡng CBCC
    1.4.1.Kinh nghiệm nước ngoài
    1.4.2.Kinh nghiệm lịch sử đào tạo , bồi dưỡng CBCC trong nước
    Chương II: Thực trạng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức phường trên địa bàn quận 10 TP. Hồ Chí Minh
    2.1.Tổng quan về quận 10
    2.1.1.Điều kiện tự nhiên
    2.1.2.Tình hình kinh tế- xã hội
    2.1.3.Xu hướng phát triển
    2.2.Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường trên địa bàn quận 10
    2.2.1.Thực trạng về đội ngũ cán bộ công chức phường trên địa bàn quận 10
    2.2.1.1.Về số lượng
    2.2.1.2 . Về chất lượng
    2.2.1.2.1.Thực trạng về trình độ CBCC
    - Trình độ chuyên môn
    - Trình độ lý luận chính trị
    - Trình độ quản lý nhà nước
    - Trình độ tin học
    - Trình độ ngoại ngữ
    2.2.1.2.2. Thực trạng về kỹ năng, nghiệp vụ công vụ
    - Mặt đạt được
    - Mặt hạn chế
    2.2.1.2.3.Thực trạng về đạo đức công vụ
    2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường trên địa bàn quận 10
    2.2.2.1.Chủ trương đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn quận 10
    2.2.2.2.Đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường trên địa bàn quận 10 hiện nay
    2.2.3.Thực trạng sử dụng CBCC phường sau đào tạo hiện nay
    2.2.3.1.Công tác đánh giá chất lượng CBCC sau đào tạo
    2.2.3.2.Sử dụng CBCC sau đào tạo
    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phường trên địa bàn quận 10 TP.Hồ Chí Minh
    3.1.Cơ sở của giải pháp
    3.2.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường trên địa bàn quận 10
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...