Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại TTDN thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại TTDN thành phố Hồ Chí Minh​
    Information
    MS: LVQLGD022
    SỐ TRANG: 145
    TRƯỜNG: DDHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Các thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong
    mọi hoạt động dịch vụ, khiến các tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của chất
    lượng.Chất lượng đã trở thành một từ phổ biến. Để thu hút khách hàng, các tổ chức
    cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng,
    đặc biệt là các tổ chức lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất
    lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, mọi nguồn lực và sản phẩm
    ngày càng dễ dàng vượt biên giới quốc gia. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở
    nên mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Hơn bao giờ hết, các tổ chức
    trong mọi quốc gia thuộc mọi loại hình đều quan tâm đến chất lượng và đều có
    những nhận thức mới đúng đắn về chất lượng.
    Hoạt động giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng không nằm ngoài trào lưu và qui
    luật nói trên. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một thách thức
    vừa là một cơ hội. Là một cơ hội, vì hệ thống thông tin lại mang tính chất toàn cầu,
    nên các tổ chức có diều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn
    quãng đường đi mà những người đi trước đã trải qua. Là một thách thức, vì các tổ
    chức trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp dịch vụ có chất
    lượng tốt. Lấp được khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các tổ
    chức phải thay đổi cách suy nghĩ, cung cách quản lý đã hình thành lâu đời.
    Việt Nam là một nước đang phát triển, để hội nhập và thu ngắn khoảng cách
    với các nước phát triển, chất lượng đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu.
    Hiện nay, một trong những khâu yếu nhất của giáo dục nói chung và của dạy nghề
    nói riêng ở nước ta là chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp. Mặt khác, chúng ta cũng
    chưa có những hệ thống quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả, dẫn đến tình trạng
    lãng phí nhân lực và chi phí đào tạo. Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hiện nay
    là chúng ta đang rất thiếu công nhân nhưng học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề
    ra lại không có việc làm.
    Cho đến nay, có khá nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề thực trạng
    và tăng cường quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề. Song các
    công trình này chỉ đề cập ở một vài khía cạnh cụ thể nhất định. Ví dụ, tại hội thảo
    “Kiểm định chất lượng trong giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam” do
    Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại
    Quảng Ninh vào tháng 6/ 2001 có 16 bài tham luận. Tựu trung nội dung các bài
    tham luận chỉ đề cập đến hoặc nội dung chương trình đào tạo, tổ chức quản lý
    trường hoặc đề cập đến việc quản lý chất lượng đào tạo nghề theo các loại mô hình
    quản lý khác nhau trong đó đề nghị quản lý chất lượng theo ISO 9000.
    Tại hội thảo “Hệ thống đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật tại Việt Nam”
    do Tổng cục dạy nghề và dự án BBPV (CHLB Đức) đồng tổ chức tại Đà Lạt tháng
    2/2002 đề cập chủ yếu thực trạng và những giải pháp bồi dưỡng năng lực cho đội
    ngũ giáo viên kỹ thuật tại Việt Nam.
    Việc nâng cao quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề cũng
    được sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là hai tổ chức SDC
    (Thụy Sỹ) và tổ chức Unido (Thụy Điển). Tổ chức SDC – Cơ quan hợp tác
    phát triển Thụy Sỹ thông qua Tổng cục dạy nghề thực hiện dự án “Tăng cường
    năng lực cho các Trung tâm dạy nghề Việt Nam ở một số tỉnh/thành phố trọng
    điểm. Dự án tập trung vào 4 lĩnh vực chính: xây dựng chương trình đào tạo nghề
    theo module, đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bồi dưỡng tay nghề chuyên
    môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên, và cuối cùng là phát triển tổ chức.
    Tổ chức Unido (Thụy Điển) chỉ tập trung hỗ trợ các kỹ năng dịch vụ cho học
    viên qua chương trình “Khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh”
    nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho học viên sau đào tạo.
    Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để tăng cường chất lượng “sản phẩm”
    của các Trung tâm dạy nghề, chúng tôi đã chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
    PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRUNG TÂM DẠY
    NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với mong muốn có thể đóng góp một
    phần nhỏ bé vào việc bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong
    thời gian tới.

    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Đối tượng của đề tài nghiên cứu: là thực trạng và giải pháp quản lý chất
    lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    Khách thể của đề tài nghiên cứu: là các Trung tâm dạy nghề thuộc các quận,
    huyện nội thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.

    3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp quản
    lý chất lượng đào tạo nghề tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí
    Minh.

    4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các
    Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều khía
    cạnh, góc độ song do hạn chế về thời gian và khả năng mà đề tài nghiên cứu của
    chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
     Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
     Làm rõ thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các
    Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh về: đặc điểm, qui mô phát
    triển đào tạo sau 15 năm, quản lý nhân sự, quản lý chương trình dạy nghề,
    quản lý học viên, quản lý giáo viên, quản lý các khóa đào tạo nghề, giải
    quyết việc làm.
     Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung
    tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Để thực hiện được mục đích, và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các
    phương pháp nghiên cứu sau:
     Phương pháp phân tích tài liệu: đây là phương pháp tác giả sử dụng để thu
    thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách, báo, tài liệu hội
    thảo, báo cáo của các cơ quan chức năng như Tổng cục dạy nghề, Sở
    Lao động – Thương binh và Xã hội.
     Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: đây là phương pháp được tác giả sử
    dụng trong suốt quá trình làm đề tài. Tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi,
    phỏng vấn các chuyên gia dự án SVTC, tổ chức Unido, Trưởng phòng và
    cán bộ chuyên trách phòng dạy nghề – Sở Lao động – Thương binh và
    Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc và Trưởng phòng đào tạo/
    trưởng phòng giáo vụ các Trung tâm dạy nghề nội thành Thành phố
    Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan.
     Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp mà tác giả sử dụng để
    làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp.
     Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò: nhằm mục đích làm rõ thực
    trạng về quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành
    phố Hồ Chí Minh với 272 mẫu đại diện được chọn theo phương pháp khách
    quan ngẫu nhiên ở các đối tượng là cán bộ quản lý phòng Dạy nghề, cán bộ
    lãnh đạo quản lý các Trung tâm dạy nghề, giáo viên các Trung tâm dạy
    nghề.
    Xuất phát từ đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây
    dựng công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng
    quản lý của các trung tâm dạy nghề các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, cụ
    thể như sau:
    - Quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề.
    - Quản lý nội dung, chương trình đào tạo.
    - Quản lý quá trình giảng dạy.
    - Quản lý quá trình học tập của học viên.
    - Quản lý về đánh giá.
    - Kết quả quá trình đào tạo.
     Phương pháp toán thống kê: tác giả dùng phương pháp này để phân tích và
    xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu: thống
    kê tần số, tính tỷ lệ %.
     Phương pháp tổng hợp kết luận: dựa vào phương pháp này tác giả đánh giá
    thực trạng đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp.

    6. ĐỊA ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý của 11 Trung tâm dạy nghề các quận,
    huyện nội thành Thành phố Hồ Chí Minh là 1, 2, 3, 4, 5, 6, Gò Vấp, Bình Thạnh,
    Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Bình.

    7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Hiện nay, công tác quản lý các trung tâm dạy nghề chưa theo kịp với tốc độ,
    qui mô phát triển, và yêu cầu của công tác quản lý trong giai đoạn mới. Nếu làm rõ
    được thực trạng tại các Trung tâm dạy nghề và đề ra được các giải pháp quản lý sẽ
    nâng cao chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.

    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

    Đề tài này khi thực hiện thành công sẽ:
     Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong
    đó có giải pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN ISO
    9001:2000, một trong những biện pháp quản lý tốt nhất hiện áp dụng
    tại các nước có nền giáo dục dạy nghề tiên tiến trong khu vực và thế
    giới.
     Là một trong những tài liệu tham khảo cho các trung tâm dạy nghề có
    dự định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN
    ISO 9001:2000 tại đơn vị.

    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn gồm 3 phần:
     Phần I: Mở đầu: giới thiệu khái quát đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối
    tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
     Phần II: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
     Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
     Chương 2: Thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý tại các Trung tâm
    dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
     Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại
    các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
     Phần III: Kết luận và kiến nghị.
    Phụ lục:
     Một số qui trình quản lý áp dụng tại Trường Kỹ thuật công nghệ Hùng
    Vương (trước là Trung tâm dạy nghề quận 5).
     Thư mục sách tham khảo.
     Công cụ nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...