Luận Văn Thực trạng và giải pháp phòng ngừa Trật tự an ninh xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài:

    Giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải thuỷ nói riêng hình thành, phát triển cùng với sự tiến hoá, phát triển của nền văn minh nhân loại; đồng thời là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sự phát triển giao thông vận tải ở mỗi quốc gia cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Vấn đề chung nhất mà quốc gia nào cũng phải quan tâm là đảm bảo TTATGT, phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu TNGT, vì TTATGT là một bộ phận của TTATXH.
    Xã hội càng văn minh, hiện đại, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đòi hỏi trật tự, kỷ cương càng cao, nhất là công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật về TTATXH, trong đó có TTATGT nói chung và TTATGT đường thuỷ nói riêng.
    ở nước ta, quản lý Nhà nước về TTATGT đường thuỷ hiện nay đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân quan tâm; trọng tâm là: đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn giao thông; tổ chức, quản lý phương tiện, chỉ huy, điều khiển giao thông; xử lý vi phạm.Trong đó trách nhiệm chính thuộc về chính quyền các cấp, hai ngành Giao thông- Vận tải và Công an là lực lượng chủ yếu;các ngành Tư pháp, Công nghiệp, Tài nguyên môi trường, Thương mại du lịch, Quân đội, Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm tham gia, phối hợp thực hiện.
    Những năm gần đây, trước tình hình TTATGT đường thuỷ có diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo, được các cấp, các ngành, nhân dân tích cực tham gia. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, TNGT đường thuỷ đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản; trở thành một trong những hiểm hoạ, vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội. Đây cũng là vấn đề có tính cấp thiết, thời sự, đòi hỏi phải được các cấp, các ngành tập trung giải quyết bằng các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao.
    Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề TNGTĐT, tôi chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp phòng ngừa TNGTĐT ở Việt Nam" để viết chuyên đề tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung khoá 2005 - 2006, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị Khu vực I, với mục đích đánh giá thực trạng tình hình và đề xuất các giải pháp góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm TNGTĐT.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
    2.1 Mục đích:
    - Đánh giá thực trạng tình hình, đặc điểm, nguyên nhân TNGTĐT nội địa ở Việt Nam.
    - Dự báo tình hình, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm TNGTĐT nội địa, góp phần đảm bảo TTATGT đường thuỷ, phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
    2.2 Nhiệm vụ:
    - Phân tích, làm rõ một số vấn đề có tính lý luận liên quan đến TNGT đường thuỷ nội địa.
    - Phân tích làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng ngừa TNGT đường thuỷ nội địa.
    - Đánh giá thực trạng tình hình, nguyên nhân TNGTĐT nội địa ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất luận chứng và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm TNGTĐT nội địa ở Việt Nam.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    - Đi sâu nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa trên phạm vi toàn quốc, lấy báo cáo số liệu TNGTĐT của Cục CSGTĐT làm dẫn chứng.
    - Số liệu nghiên cứu chủ yếu từ 2000 -12/2005.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; kết hợp với các phương pháp cụ thể như: Điều tra xã hội học, khảo sát, thống kê, phân tích, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm và các phương án, kế hoạch cụ thể
    5. ý nghĩa của đề tài:
    - Góp phần tổng kết công tác phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa trên phạm vi toàn quốc và đề xuất các giải pháp thiết thực trên lĩnh vực này.
    - Là điều kiện để vận dụng lý luận được học tập với nghiên cứu, giải quyết những vấn đề thực tiễn, cấp bách, nâng cao năng lực tư duy, trình độ tổ chức thực hiện trong quá trình công tác của bản thân.
    6. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
    - Chương I: Cơ sở lý luận về phòng ngừa, ngăn chặn TNGT đường thuỷ.
    - Chương II: Tình hình tai nạn và công tác phòng ngừa, ngăn chặn TNGT đường thuỷ nội địa ở Việt Nam trong thời gian qua.
    - Chương III: Một số giải pháp cơ bản phòng ngừa, ngăn chặn TNGT đường thuỷ trong thời gian tới.



    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999
    2. Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi năm 2000
    3. Bộ luật dân sự năm 1995
    4. Chỉ thị 22/CT-TW ngày 24/5/2003 của Ban chấp hành Trung ương (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT.
    5. Chỉ thị số 454/TTg ngày 05/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ xác định trách nhiệm quản lý TTATGT đường thuỷ đói với các cấp, các ngành.
    6. Chỉ thi số 04/2003/CT-TTg ngày 12/03/2003 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 22/CT-TW và Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP.
    7. Đề tài khoa học cấp Bộ của Cục CSGTĐT - Bộ Công an về TNGTĐT - Hà nội 1999.
    8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 (trang 118) NXB Chính trị quốc gia 1996.
    9. Hiến pháp năm 1992.
    10. Luật giao thông đường thuỷ nội địa.
    11. Lê Thế Tiệm, thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước-NXB CAND năm 2002.
    12. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VIII, IX.
    13. Nghị quyết Hội nghị TW 6 (lần 2) khoá VIII.
    14. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX.
    15. Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về đảm bảo TTATGT đường thuỷ nội địa.
    16. Nghị định số 77/CP ngày 26/9/1998 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/CP.
    17. Nghị quyết số 10/1999/NQ-CP ngày 27/8/1999 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách về tai nạn giao thông.
    18. Nghị định số 33/CP ngày 27/12/1999 về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác đảm bảo TTATGT.
    19. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
    20. Nguyễn Xuân Yêm: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm hiện đại - NXB CAND năm 2001.
    21. Nguyễn Xuân Yêm: Một số vấn đề quản lý Nhà nước về ANQG, TTATXH - NXB CAND năm 1999.
    22. Một số vấn đề về xây dựng lực lượng CSND trong tình hình mới-NXB CAND năm 1998.
    23. Một số bài của các nhà nghiên cứu, đồng nghiệp về phòng ngừa tai nạn giao thông đường thuỷ đăng trên các tạp chí Chuyên ngành, các báo cáo tổng kết năm của CSGTĐT, Bộ Công an từ năm 1995 - nay.
    24. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
    25. Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo TTATGT kèm theo Quyết định số 729/BCA ngày 9/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Công an.
    26. Quyết định số 193/QĐ-BNV ngày 12/3/1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSGT đường thuỷ.
    27. Trách nhiệm kiểm lưu của Cảnh sát, trang 212 - NXB Charles Spring-USA Bản dịch sang tiếng Việt 1972.
    28. Từ điển Bách khoa CAND, NXB CAND năm 2000.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...