Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương m

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    1.1. Rủi ro. 4
    1.2. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 4
    1.2.1. Khái niệm . 4
    1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 4
    1.3. Lãi suất và rủi ro lãi suất. 5
    1.3.1. Lãi suất. 5
    1.3.2. Rủi ro lãi suất. 5
    1.3.2.1. Khái niệm . 5
    1.3.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. 5
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 8
    2.1. Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam qua các giai đoạn. 8
    2.2. Rủi ro lãi suất trong huy động vốn. 9
    2.3. Rủi ro lãi suất trong cho vay. 10
    CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT 12
    3.1. Giải pháp tránh rủi ro lãi suất trong hoạt động huy động vốn của NHTM . 12
    3.2. Giải pháp tránh rủi ro lãi suất trong hoạt động cho vay của NHTM . 12
    3.3. Giải pháp chung. 13
    3.3.1. Áp dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất. 13
    3.3.2. Có chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất hợp lý. 14
    3.3.3 Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn. 14
    3.3.3.1. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA). 14
    3.3.3.2. Áp dụng phương thức giao dịch quyền chọn. 14
    3.3.3.2.1. Giao dịch Mua quyền chọn mua lãi suất (giao dịch Caps). 14
    3.3.3.2.2. Hợp đồng mua quyền bán lãi suất (giao dịch floors). 14
    3.3.3.2.3. Hợp đồng mua và bán lãi suất (Giao dịch Collar). 15
    3.3.4. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM 15
    3.3.5. Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc ổn đinh lãi suất trên thị trường 15
    LỜI CẢM ƠN 16

    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, hòa với xu thế phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở nước ta cũng đang từng bước phát triển và hoàn thiện. Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng gặp nhiều khó khăn, tồn tại những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của các ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
    Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá Trong đó, rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Với chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít ngân hàng thương mại.
    Có thể nói phòng ngừa rủi ro lãi suất là một hoạt động quan trọng và cần thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại để đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn đạt kết quả tốt. Nhận thấy được tác động mạnh mẽ của rủi ro lãi suất và tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại, và đây cũng là vấn đề kinh tế - tài chính nóng bỏng mà mỗi sinh viên theo học khối ngành kinh tế cần nắm bắt và hiểu rõ, nhóm chúng em, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Trần Thị Ngọc Hạnh đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu.
    Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì trình độ nhận thức của sinh viên còn hạn chế và thời gian thực hiện có giới hạn nên chắc chắn đề tài nghiên cứu vẫn còn những điểm sai sót, kính mong Cô và các bạn góp ý chỉnh sửa để nhóm chúng em hoàn thiện được đề tài nghiên cứu của mình hơn.
    Xin chân thành cảm ơn Cô và các bạn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...