Báo Cáo Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV PGD Sa Đéc

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG
    óóóó
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng, phân loại về tín dụng ngân hàng:
    1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
    Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện thông qua việc ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
    1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng:
    1.1.2.1 Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển:
    - Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh , qua đó kích thích sản xuất phát triển chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng
    - Mặt khác thông qua tín dụng còn thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưu thông hàng hóa phát triển.
    1.1.2.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả:
    Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, đã góp phần giảm tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lại tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Sự ổn định tiền tệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thi trường, điều đó làm thị trường ổn định và giá cả ổn định.
    1.1.2.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội:
    Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân
    Thông qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách xã hội như: hộ nghèo, học sinh sinh viên bằng quỹ xóa đói nghèo, quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên nhằm giải quyết một phần khó khăn về vốn cho các đối tượng chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.
    1.1.3 Chức năng của tín dụng ngân hàng:
    1.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên:
    - Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động này mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
    - Phân phối được thực hiện bằng hai cách:
    + Phân phối trực tiếp: phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng.
    + Phân phối gián tiếp: phân phối được thực hiện thông qu

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TÀI TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHĐT & PT CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP – PGD SA ĐÉC:

    2.1 Khái quát Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp (BIDV Đồng Tháp):
    BIDV Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 284/GPUB của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 26/06/1993: Trụ sở chính đặt tại số 12A Đường 30/4 – Phường 1 – Thành phố Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp. BIDV Đồng Tháp có 03 đơn vị trực thuộc gồm: Phòng giao dịch Sa Đéc, Phòng giao dịch Tháp Mười, Điểm giao dịch Hồng Ngự.
    Về công tác huy động vốn, BIDV Đồng Tháp đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Đồng Tháp tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi cho huy động vốn như chương trình “ Tiết kiệm dự thưởng”, “ Ô trứng vàng”, “ Kỳ phiếu BIDV” cùng nhiều hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, trái phiếu đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, chi nhánh mở thêm việc huy động ngoại tệ nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia gửi tiền.
    Trong hoạt động tín dụng, BIDV Đồng tháp chú trọng mở rộng đối tượng vay đối với các thành kinh tế, trong đó tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết gắn với các phương trình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng kế toán của tỉnh trên cơ sở tư vấn, thu xếp vốn và dịch vụ cho các dự án trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và cùng có lợi. Tích cực tìm kiếm, hợp tác có lựa chọn đầu tư ngay từ đầu, trong đó tập trung các dự án mở rộng, nâng cao năng lực thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh


    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH ĐT & PT CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP – PGD SA ĐÉC
    3.1 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2008-2010:
    3.1.1 Thuận lợi:
    ë Về môi trường kinh doanh:
    - PGD Sa Đéc nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc nơi có mật độ dân cư đông đúc, có vị trí thương mại thuận lợi, là nơi có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và rất thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.
    - Thị xã Sa Đéc là nơi tập trung các ngành công nghiệp của tỉnh gồm các khu công nghiệp Sa Đéc và tiểu thủ công nghiệp Tân Phú Đông, chăn nuôi, làm bột, hoa kiểng và là nơi có làng gạo sầm uất vào bậc nhất ĐBSCL, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn dẫn đầu so với huyện thị trong tỉnh, nhiều công trình lớn đang được quan tâm đầu tư trên địa bàn, và thúc đẩy kinh tế địa phương càng phát triển.
    ë Về môi trường pháp lý, chính quyền, địa phương:
    - Thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
    - Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vững chắc trong khuôn khổ pháp luật chung.
    - Sự hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu du lịch , chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng.
    - PGD Sa Đéc hiện đang có thế mạnh được UBND các huyện, thị và Ban quản lý các khu công nghiệp tín nhiệm tạo mọi điều kiện để làm đầu mối tiếp cận doanh nghiệp và mở rộng hoạt động so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
    - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấ` trên trong hoạt động kinh doanh của PGD.
    ë Về nhân sự:
    - Có sự đoàn kết nhất trí và nổ lực trong chi bộ cũng như lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
    - Trên 70% cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ đại học. Hầu hết cán bộ của PGD có tuổi đời còn trẻ (tuổi đời trung bình 32), không ngại khó, năng động, nhiệt tình trong công việc, có năng lực, tháo vát, không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường.
    - Hoạt động thi đua do công đoàn và đoàn thanh niên tổ chức luôn được duy trì tốt. Từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục động viên, về chính trị tư tưởng cho từng cán bộ công nhân viên.
    - Là Ngân hàng chuyên kinh doanh trong phục vụ đầu tư phát triển nên được sự tín nhiệm của khách hàng khi thực hiện các dự án, phương án kinh doanh. Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...