Luận Văn Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1. Tính tất yếu của nội dung nghiên cứu

    Vào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế đã và đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình.
    Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất cần thiết nên nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài: :”Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản và tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra những mặt hạn chế từ phía nước ta để đề ra giải pháp khắc phục và tận dụng những ưu đãi từ phía Nhật Bản mang lại từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương đẵ kí kết. Từ đó nâng quan hệ thương mại song phương hai nước lên một tầm cao mới phù hợp với tiềm năng cảu hai nước, đưa Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là quan hệ thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Do thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài có hạn nên nhóm em chỉ tiến hành đề tài này bằng cách thu thập tài liệu thông quan mạng thứ cấp về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản và các hiệp định thương mại đã được chính phủ hai nươc kí kết. Từ đó tìm kiếm giải pháp mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để nâng cao quan hệ thương mại của hia nước.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập thông tin từ sách báo, thông tin từ các tổ chức và Bộ công thương, các tổ chức chính phủ khác thông qua mạng Internet . sau đó phân tích và so sánh số liệu đẵ thu thập được để tìm ra các thông tin phù hợp nhất với đề tài.
    5. Kết cấu đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận gồm 3 chương:
    - CHƯƠNG 1: Lược sử quan hệ Việt- Nhật (1973 – 1991
    - CHƯƠNG 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến nay
    - CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
     
Đang tải...