Luận Văn Thực trạng và giải pháp Phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài

    Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam Phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để Phát triển kinh tế từ kinh tế Nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới.
    Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước Nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng Lao động Xã hội làm việc trong khu vực này. Sự Phát triển của Nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự Phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, Xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO Nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.
    Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn Phát triển hội nhập như hiện nay.
    Quảng An là một xã thuộc khu vực ven biển, là một trong những địa phương của huyện Quảng Điền đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng Phát triển kinh tế thuỷ sản. Cùng với ngành Nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ.
    Các giải pháp mà xã đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề Lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự Phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ Phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Chính quyền địa phương đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm phá chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích Phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác Xây dựng và triển khai quy hoạch Phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v. Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách Phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu Phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp
    Chính vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp Phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An” làm chuyên đề thực tập giáo trình.
    2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài.
    2.1. Mục đích.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là :
    + Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An
    + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong xã để tìm ra vấn đề cần giải quyết.
    + Đưa ra một số giải pháp nhằm Phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An
    2.2. Nội dung
    + Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    +Phân tích và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An.
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên các lọai hình: nuôi tôm, nuôi cá, nuôi cua của xã trong năm 2010
    Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết nhằm Phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
     Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó chúng tôi đã tiến hành điiều tra các hộ nuôi tôm ở thôn An Xuân, Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
     Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và đánh giá số liệu.
     Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình điều tra chúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản,
     Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS.
    Để hoàn thành chuyên đề này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại ủy ban xã Quảng An cũng như toàn thể bà con nông dân nuôi trồng thủy sản của xã, và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong đoàn thực tập giáo trình. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức của các thành viên trong nhóm nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, chúng em mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người.



    Luận văn dài 40 trang, chia làm 3 chưỡng
     
Đang tải...