Luận Văn Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết bốn nhà ở tỉnh AN

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết “bốn nhà” ở tỉnh AN GIANG

    1. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết bốn nhà của tỉnh An Giang.
    1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững.
    Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp bền vững như theo Bill Mollison và Remy Mia Slay (2010) thì nông nghiệp bền vững được định nghĩa như sau: (i) việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người: đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả; (ii) mục đích của nền nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực vế kinh tế, có khả năng thoã mãn những nhu cầu của con người mà không làm huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường; (iii) nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản suất lương thực thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với hệ thống tự nhiên. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống trong đó con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục phá hoại những nguồn tài nguyên đó. Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái. Theo Võ Tòng Xuân (2009 nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cho rằng, có thể hiểu ngắn gọn khái niệm sản xuất nông nghiệp bền vững là nên cần chọn một biện pháp sản xuất để cây trồng, vật nuôi tiếp tục cho lãi mỗi năm, chất lượng nguồn nước và đất đai hàng năm vẫn được duy trì tốt để thế hệ sau tiếp tục hưởng cái lợi từ đất và môi trường nước, chứ không phải chỉ khai thác trong một khoảng thời gian vài năm rồi đất đai trở nên cằn cỗi và môi trường nước bị huỷ hoại. Bên cạnh đó, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm khi sản xuất thì tiền lãi cũng tăng, chứ không phải chỉ thu lợi một thời gian vài năm rồi sau đó lại thua lỗ.
    Nhưng đối với Lê Xuân Đính (2009) cho rằng để có được một nền nông nghiệp bền vững cần phải đạt được một số điểm sau đây: (i) Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng; (ii) Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (iii) Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại; (iv) Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài; (v) Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại; (vi) Khuyến khích được gia đình và cọng đồng nông dân; (vii) Giảm thiểu được tác động xấu lên sức khoẻ con người, sự an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường.


    Như vậy, có nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về nông nghiệp bền vững, rõ ràng là các mục tiêu đặt ra của một nền nông nghiệp bền vững rất tuyệt vời và xứng đáng. Tuy nhiên để làm tốt các mục tiêu đó không phải là chuyện dễ dàng. Ngay cả những nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ cũng cần phấn đấu để dần có được một nền nông nghiệp bền vững như các mục tiêu đề ra ở trên. Các mục tiêu này nhắm đến một sự bền vững cho cả thế giới, và phải có bước đi thích hợp để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của mọi cư dân trên trái đất. Không thể vì một mục tiêu cứng nhắc nào mà quên đi các mục tiêu khác, nhất là sự sinh tồn của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, Nông nghiệp chỉ là một phần của xã hội. Muốn có sự bền vững trong nông nghiệp, thì xãhội, như là một tổng thể, cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên của nó như không khí, nước, đất, năng lượng và tất cả những thứ khác theo cách bền vững hơn.
    2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết 4 nhà ở tỉnh An Giang.
    Thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Trong quá trình triển khai quyết định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà nước, Hội nông dân VN . đã tổ chức ký Chương trình liên kết 4 "nhà" trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Mô hình liên kết "4 nhà" (Nhà nước-nhà nông-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp) trong sản xuất nông nghiệp đang được nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp và nông dân quan tâm. Mô hình liên kết bốn nhà đuợc thể hiện các chức năng và nhiệm cụ thể như sau:
    Nhà nước: Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.
    Nhà Nông: Nhà nông trực tiếp làm ra sản phẩm, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và được nhà khoa học hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật tăng năng xuất và được nhà nước hỗ trợ về chính sách vay vốn trong sản xuất nông nghiệp
    Nhà Khoa Học: khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
    Nhà Doanh Nghiệp: Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên.


    Cũng như các tỉnh khác thực hiện chính sách này, An Giang có thể được xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà và đi trước 1 bước. Ngay từ năm 2001, An Giang đã sớm cho các doanh nghiệp của tỉnh ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với hộ nông dân để đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Đầu năm 2003, Hiệp hội nuôi và chế biến thủy sản An Giang được thành lập, nhằm mục đích hình thành cách làm ăn mới theo hướng gắn kết giữa người nuôi, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp hài hòa các lợi ích. Vụ đông xuân năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu hơn 45.000ha lúa chất lượng cao, Công ty Antesco ký kết hợp đồng bao tiêu bắp non với hộ nông dân .Các địa phương khác như: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng,Cà Mau v.v .đều có những cách làm hay trong liên kết “bốn nhà” (Báo cáo công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang , 2009). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình liên kết bốn nhà thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng chẳng ít được thể hiện cụ thể như sau:








    2.1. Thuận lợi trong phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết bốn nhà ở tỉnh an Giang
    Theo Báo cáo tổng kết mô hình liên kết bốn nhà của công ty bảo vệ thực vật tỉnh An Giang (2009) cho rằng liên kết mô hình liên kết bốn nhà có những thuận lợi sau đây:
    - Đây là phương thức làm ăn mới và được chính quyền nhiều địa phương chú trọng thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân như đề ra các chính sách liên kết 4 nhà; phát triển các HTX nông nghiệp, xây dựng và triển khai các đề án về tổ chức lại sản suất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ.
    - Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, không thể thiếu trong quá trình sản xuất, .doanh nghiêp đã hợp đồng với nông dân trong tỉnh sản xuất trên diện tích hàng ngàn ha và thu mua, bao tiêu hàng chục ngàn tấn sản phẩm các loại.
    - Mô hình "Liên kết 4 nhà" đã làm thay đổi nhận thức của nông dân nơi đây trong việc bỏ tập quán canh tác cũ lạc hậu, thay vào đó là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
    - Nông dân được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn.
    2.2. Khó khăn trong phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết bốn nhà ở tỉnh An Giang
    Theo Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang (2002), cũng như một số nghiên cứu khác như Phạm Thị Thu Hồng (2007), Trần Văn Hiếu (2002), Nguyễn Văn Sánh (2002) cho rằng mô hình liên kết bốn nhà chưa thật sự gắn kết mà còn mang tính lỏng lẻo như sau:


    - Nhà nước phải chủ đạo: Giữ vai trò quan trọng hơn cả trong liên kết ''4 nhà'' phải kể đến là Nhà nước. Cần phải thẳng thắn thừa nhận là Nhà nước vẫn chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp (DN) và nhà nông. Trong một số trường hợp, các bộ, ngành còn lúng túng, chưa có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa DN và người sản xuất. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng, Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết. Ngoài ra, một số lãnh đạo địa phương còn không biết hoặc không hiểu đầy đủ về chính sách liên kết bốn nhà nên chưa có sự hỗ trợ một cách hợp lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...