Tiến Sĩ Thực trạng và Giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI 4
    Y TẾ TỈNH SƠN LA 4
    1.1. Mạng lưới y tế. 4
    1.1.1. Khái niệm mạng lưới y tế. 4
    1.1.2. Phân cấp mạng lưới y tế 4
    1.1.2.1. Y tế tuyến trên 5
    1.1.2.2. Y tế tuyến dưới 5
    1.1.3. Mạng lưới y tế địa phương. 6
    1.1.3.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh. 7
    1.1.3.2. Mạng lưới y tế tuyến huyện. 7
    1.1.3.3. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn 8
    1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới y tế tỉnh. 9
    1.1.4.1. Năng lực mạng lưới 9
    1.1.4.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 16
    1.1.4.3. Kết quả thực hiện hoạt động khám chữa bệnh 16
    1.1.5. Vai trò của mạng lưới y tế trong phát triển KT-XH tỉnh. 17
    1.2. Tỉnh Sơn La và sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020. 18
    1.2.1. Tỉnh Sơn La và những đặc điểm có liên quan đến phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 18
    1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18
    1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế. 19
    1.2.1.3. Đặc điểm xã hội. 20
    1.2.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với sự phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 20
    1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế Sơn La đến 2020. 22
    1.2.2.1. Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe của tỉnh đến 2020. 22
    1.2.2.2. Sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. 25
    1.2.2.3. Những khó khăn trong tiếp cận dịch vụ KCB ở tỉnh Sơn La. 28

    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2008 30
    2.1. Các bộ phận cấu thành mạng lưới y tế tỉnh Sơn La hiện nay. 30
    2.1.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh 32
    2.1.2. Mạng lưới y tế tuyến huyện. 33
    2.1.3. Mạng lưới y tế tuyến xã. 34
    2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 35
    2.2.1. Về năng lực mạng lưới. 35
    2.2.1.1. Năng lực mạng lưới y tế tuyến tỉnh. 35
    2.2.1.2. Năng lực mạng lưới y tế tuyến huyện. 39
    2.2.1.3. Năng lực mạng lưới y tế tuyến xã. 42
    2.2.1.4. Năng lực mạng lưới y tế tư nhân. 45
    2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 46
    2.2.2.1. Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 46
    2.2.2.2. Công tác y tế dự phòng 49
    2.2.3. Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 54
    2.2.3.1. Những mặt đã đạt được 54
    2.2.3.2. Những yếu kém, tồn tại 55
    2.3. Kết luận về thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 56
    2.3.1. Đánh giá thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 56
    2.3.1.1. Những thành tựu đã đạt được 56
    2.3.1.2. Những bất cập, yếu kém 57
    2.3.2. Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém 58
    2.3.2.1. Mô hình bệnh tật thay đổi. 58
    2.3.2.2. Ngân sách đầu tư cho y tế còn nhỏ. 59
    2.3.2.3. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn hạn chế. 59
    2.3.2.4. Trình độ đội ngũ CBYT còn hạn chế. 60
    2.3.2.5. Yếu tố tâm lý xã hội. 60

    Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020. 61
    3.1. Quan điểm phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 61
    3.2. Mục tiêu phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020. 62
    3.2.1. Mục tiêu tổng quát. 62
    3.2.2. Mục tiêu cụ thể. 63
    3.2.2.1. Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng 63
    3.2.2.2. Đầu tư, sắp xếp mạng lưới khám chữa bệnh 63
    3.2.2.3. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở 64
    3.3. Một số giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020. 65
    3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới y tế. 65
    3.3.1.1. Sự cần thiết của giải pháp. 65
    3.3.1.2. Nội dung giải pháp 66
    3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực mạng lưới y tế. 67
    3.3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. 67
    a. Giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực y tế. 67
    b. Các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực y tế hiện có 69
    c. Giải pháp tác động vào đầu ra nguồn nhân lực y tế 71
    3.3.2.2 Các giải pháp tăng cường năng lực trang thiết bị. 71
    a. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TTBYT. 72
    b. Đầu tư trang thiết bị y tế 72
    c. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT 73
    d. Khuyến khích nghiên cứu khoa học TTBY. 73
    3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư cho hoạt động y tế. 73
    3.3.3.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển y tế 73
    3.3.3.2. Áp dụng các hình thức thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. 78
    3.3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển y tế. 79
    3.3.3.4. Nâng cao sự phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động đầu tư. 80
    3.3.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y tế tư nhân. 81
    3.3.4.1. Tính cần thiết của giải pháp. 81
    3.3.4.2. Nội dung giải pháp 82
    a. Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động dịch vụ y tế tư nhân. 82
    b. Kết hợp y tế công cộng với y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. 83
    c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động y tế tư. 83
    d. Một số giải pháp khác 84
    3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế. 84
    3.4. Một số kiến nghị 86
    3.4.1. Đối với Chính phủ/Nhà nước/Bộ y tế 86
    3.4.2. Đối với tỉnh Sơn La 86
    KẾT LUẬN 87
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài luận văn.

    Lịch sử phát triển nhân loại, suy cho tới cùng, là phát triển con người. Hay nói cách khác, mục tiêu của sự phát triển nhân loại không phải là tạo thêm nhiều “vật phẩm”, hàng hóa và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
    Đối với con người thì sức khỏe lại là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó đồng nghĩa nếu chúng ta coi con người là nguồn lực phát triển thì sức khỏe cũng chính là nguồn lực phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Giữ gìn sức khỏe, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Dân cường thì Quốc thịnh.” (Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Hay như người ta cũng có thể lý luận rằng một dân tộc khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phát triển nhân loại. Giáo sư Amrtya Sen, người đạt giải Nobel về kinh tế đã viết: “Sức khỏe là một trong những tiềm năng cơ bản nhất đem lại giá trị cho cuộc sống con người”.
    Kế thừa những tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn coi sức khỏe là cái đích của tiến trình phát triển và luôn được đặt ở vị trí cao. “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người và toàn xã hội” ( Theo Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010). Bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân là mối quan tâm thường xuyên của Ðảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm cao quý của tất cả các ngành, các đoàn thể, mà trước hết là của Ngành Y tế.
    Sơn La là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước. Ngành y tế Sơn La có vinh dự và trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho hơn 01 triệu dân trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng được nhiệm vụ cao cả và nặng nề này, ngành y tế Sơn La cần phải có một hệ thống y tế đủ mạnh, một mạng lưới y tế rộng khắp, một đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng cao với cơ sở và trang thiết bị hiện đại.
    Trong thời kỳ đổi mới, ngành y tế Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực: mạng lưới y tế của tỉnh được củng cố về mọi mặt, cơ sở vật chất được tăng cường, các loại hình dịch vụ y tế trong phòng bệnh, khám chữa bệnh được đa dạng hoá đã cùng phối hợp với các cơ sở Y tế của các ngành đóng trên địa bàn bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Sơn La và nhân dân vùng biên giới nước bạn Lào, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
    Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống y tế tỉnh Sơn La cũng còn tồn tại nhiều bất cập: cơ sở vật chất chưa được đầu tư theo quy định, qua thời gian sử dụng lại xuống cấp nghiêm trọng; trang thiết bị thì thiếu thốn, lạc hậu; trình độ đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế, lại phân bố không đồng để giữa các tuyến .Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
    Do đó, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và tạo đà cho sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời kỳ mới cần thiết phải xây dựng được một hệ thống các giải pháp cụ thể, đồng bộ để phát triển mạng lưới y tế của tỉnh một cách hiệu quả nhất.

    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
    Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển mạng lưới y tế tỉnh và đưa ra đánh giá về những mặt đã làm được cũng như những vấn đề còn tồn tại, yếu kém của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. Từ đó, luận văn đề xuất giải pháp để phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La nhằm phục vụ công tác CSBVSKND trên địa bàn.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ mạng lưới y tế tỉnh Sơn La theo tuyến chuyên môn kỹ thuật bao gồm: các CSYT từ tuyến tỉnh, tuyến huyện đến tuyến xã và các CSYT tư nhân.
    Trong phạm vi của luận văn không nghiên cứu về dịch vụ y tế của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh; không nghiên cứu về mạng lưới dược.
    Ngoài ra, Luận văn chỉ nghiên cứu mạng lưới y tế chứ không nghiên cứu công tác y tế (như công tác xây dựng cơ bản, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, công tác quản lý nhà nước về y tế, đầu tư và tài chính y tế .).

    4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
    Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp thống kê .trên cơ sở thu thập số liệu thống kê tại cơ quan thực tập, các bản báo cáo, Nghị quyết, Nghị định của Chính Phủ, Bộ y tế
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần lời cam đoan; danh mục các từ viết tắt; danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ; lời mở đầu; kết luận; phụ lục; mục lục thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La.
    Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2008.
    Chương 3: Giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...