Luận Văn Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện Ba Vì

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Kinh tế trang trại (KTTT) là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại đã phát huy được vai trò to lớn, tạo ra sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển KTTT đã khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư không những vậy mà việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có những bước phát triển khá và từng bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và bảo hộ KTTT như các Nghị định, Quyết định như: Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, Nghị định số 30/1998/NĐ-CP- quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Nghị định số 43/1999/NĐ-CP - hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến, ngoài ra còn rất nhiều các chính sách về thuế, khoa học - công nghệ, môi trường, thị trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời.
    Huyện Ba Vì là một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi. Trong những năm gần đây trang trại chăn nuôi đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch trang trại chăn nuôi( TTCN) còn giàn trải, chưa đồng bộ, việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi( KTTTCN) cũng gặp không ít những khó khăn như: chủ trang trại hầu hết còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn; lao động trang trại chưa qua đào tạo, thị trường các yếu tố đầu vào, và đầu ra còn bấp bênh, thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro
    Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá tổng quát nhất về tình hình TTCN trên địa bàn huyện và đưa ra những giải pháp để phát triển ngành chăn nuôi một cách hiệu quả, phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm phát triển ngành chăn nuôi một cách hiệu quả.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá thực trạng phát triển KTTTCN trên địa bàn huyện Ba Vì.
    Phân tích được những khó khăn thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Ba Vì
    Xác định được những định hướng và giải pháp phát triển bền vững KTTTCN trên địa bàn huyện.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    Bổ sung và hệ thống hóa một số kiến thức về trang trại và KTTT, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại.
    Sinh viên có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn huyện Ba Vì, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại thúc đẩy phát triển KTTT.
    Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho mỗi sinh viên trước khi ra trường.
    Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên tham gia nhiên cứu khoa học về vấn đề kinh tế trang trại.
    1.4.1. Ý nghĩa trong thực tiễn.
    Đề tài có thể là cơ sở khắc phục những vấn đề bất cập mà các trang trại đang gặp phải.
    Đề tài có thể đưa ra những định hướng, giải pháp thiết thực giúp người lao động, các chủ trang trại phát triển trang trại của mình.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành đưa ra phương hướng để phát huy những tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển kinh tế trang trại ngày càng hiệu quả và bền vững.
    MỤC LỤC

    Phần 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 2
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
    1.4.1. Ý nghĩa trong thực tiễn. 3
    Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
    2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại 4
    2.1.2. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 5
    2.1.3. Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại 7
    2.1.4 Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng. 9
    2.1.4. Phân loại các loại hình kinh tế trang trại 12
    2.1.5. Các tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại 14
    2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 15
    2.2.1 Tình hình phát triển trang trại trên thế giới 15
    2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong nước. 18
    Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
    3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 22
    3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 22
    3.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
    3.3. Nội dung nghiên cứu 22
    3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 22
    3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 22
    3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 26

    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
    4.1. Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện 29
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
    4.1.4. Chế độ thuỷ văn 31
    4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội ảnh hưởng đến phát triển KTTT trên địa bàn huyện. 42
    4.2. Thực trạng phát triển KTTTCN trên địa bàn huyện 43
    4.2.1. Số lượng và các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện 43
    4.2.2. Quy mô đất đai của các mô hình kinh tế trang trại 47
    4.2.4.Thức ăn sử dụng trong trang trại 49
    4.2.5. Nguồn nhân lực trong các trang trại 50
    4.2.6. Tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của các trang trại 55
    4.2.7.Phòng chống dịch bệnh trong các trang trại 56
    4.2.8. Công tác xử lý khi có dịch bệnh xảy ra ở các trang trại chăn nuôi. 57
    4.2.9: Vấn đề bảo vệ môi trường trong các trang trại. 58
    4.3. Giá trị sản xuất, chi phí, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn huyện 59
    4.3.1. Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại 59
    4.3.2. Chi phí sản xuất kinh doanh của các trang trại 60
    4.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 62
    4.3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại hiệu quả kinh tế 64
    4.4. Ý kiến của các chủ trang trại về những khó khăn và ngưyện vọng để phát triển kinh tế trang trại 66
    4.5. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại 67
    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
    5.1. Kết luận 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...