Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - chi nhánh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà nội

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI" Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ QUY Người thực hiện: SV. HÀN HỒNG HẠNH Lớp: Anh 6 - K41 - KTNT Hà Nội - 2006 i
    MỤC LỤC Lời Mở Đầu 1 Ch-¬ng I: Tæng quan vÒ ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña c¸c ng©n hµng th-¬ng m¹i 4 I. XuÊt nhËp khÈu vµ ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña c¸c ng©n hµng th-¬ng m¹i 4 1. XuÊt nhËp khÈu vµ vai trß cña nã trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng . 4 1.1. Vai trß cña xuÊt khÈu . 4 1.2. Vai trß cña nhËp khÈu 6 2. Ng©n hµng th-¬ng m¹i vµ ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu 7 2.1. Vµi nÐt vÒ ho¹t ®éng cña ng©n hµng th-¬ng m¹i . 7 2.2. Ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ng©n hµng th-¬ng m¹i . 7 3. Vai trß cña ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu . 8 3.1. §èi víi ng©n hµng . 8 3.2. §èi víi doanh nghiÖp xuÊt nhËp khÈu . 10 3.3. §èi víi nÒn kinh tÕ 11 II. C¸c lo¹i h×nh tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ng©n hµng th-¬ng m¹i . 11 1. Tµi trî xuÊt khÈu . 11 1.1. Tµi trî xuÊt khÈu b»ng h×nh thøc chiÕt khÊu hèi phiÕu. . 11 1.2 Tµi trî xuÊt khÈu theo ph-¬ng thøc thanh to¸n nhê thu. 13 1.3 Tµi trî xuÊt khÈu theo ph-¬ng thøc thanh to¸n tÝn dông chøng tõ. 15 1.4. C¸c lo¹i h×nh tµi trî xuÊt khÈu kh¸c 17 2. Tµi trî nhËp khÈu 23 2.1. Më th- tÝn dông (L/C) thanh to¸n hµng nhËp khÈu 23 2.2. Cho vay ký quü L/C .24 2.3. Cho vay thanh to¸n hµng nhËp khÈu . 24 25 2.4. Cho vay thÊu chi . 25 2.5. TÝn dông thuª mua . 2.6. Tµi trî nhËp khÈu d-íi h×nh thøc chÊp nhËn hèi phiÕu 27 2.7. Tµi trî nhËp khÈu d-íi h×nh thøc chiÕt khÊu hèi phiÕu tù nhËn nî 27 2.8. Tµi trî nhËp khÈu b»ng nghiÖp vô b¶o l·nh, t¸i b¶o l·nh 28 III. Tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña mét sè n-íc trªn thÕ giíi . 29 1. Tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ng©n hµng xuÊt nhËp khÈu Mü 29 ii
    29 1.1. Tµi trî xuÊt khÈu . 1.2. Tµi trî nhËp khÈu 30 2. Tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ng©n hµng xuÊt nhËp khÈu Hµn Quèc (KEXIM) 31 2.1. Tµi trî xuÊt khÈu 31 2.2. Tµi trî nhËp khÈu 33 Ch-¬ng II: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng §«ng ¸ - chi nh¸nh Hµ Néi . 35 I. Vµi nÐt vÒ t×nh h×nh xuÊt nhËp khÈu vµ tµi trî xuÊt nhËp khÈu ë ViÖt Nam trong thêi gian qua 35 1. T×nh h×nh xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam trong giai ®o¹n 2001- 2005 . 35 35 1.1. XuÊt khÈu 38 1.2. NhËp khÈu . 2. Ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam trong thêi gian qua 40 2.1. Tµi trî xuÊt khÈu 40 2.2. Tµi trî nhËp khÈu . 41 2.3. §¸nh gi¸ chung . 42 II. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng §«ng ¸ - chi nh¸nh Hµ Néi . 43 1. Vµi nÐt vÒ Ng©n hµng §«ng ¸ - Chi nh¸nh Hµ Néi . 43 43 1.1. Giíi thiÖu chung . 1.2. Ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng §«ng Á - chi nh¸nh Hµ Néi 46 2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng §«ng ¸ - chi nh¸nh Hµ Néi . 50 2.1. C¸c h×nh thøc tµi trî .50 2.2. Quy m« vµ c¬ cÊu tµi trî 59 2.3. §¸nh gi¸ chung . 62 Ch-¬ng III: Gi¶i ph¸p vµ kiÕn nghÞ nh»m ph¸t triÓn ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng §«ng ¸ - Chi nh¸nh Hµ Néi 73 I. §Þnh h-íng ph¸t triÓn ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam trong thêi gian tíi 73 1. §Þnh h-íng vÒ xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam ®Õn n¨m 2010 73 iii
    1.1. VÒ xuÊt khÈu . 73 1.2. VÒ nhËp khÈu 74 2. §Þnh h-íng ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam trong thêi gian tíi 74 3. §Þnh h-íng ho¹t ®éng kinh doanh vµ ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu cña Ng©n hµng §«ng ¸ - Chi nh¸nh Hµ Néi . 75 3.1. §Þnh h­íng ho¹t ®éng kinh doanh 75 3.2. §Þnh h-íng ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu . 76 II. Nhưng gi¶i ph¸p c¬ b¶n nh»m ph¸t triÓn ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng §«ng ¸ - Chi nh¸nh Hµ Néi . 76 1. Nhãm gi¶i ph¸p vÜ m« . 76 1.1. T¹o m«i tr-êng ph¸p lý thuËn lîi thóc ®Èy ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu 77 1.2. T¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c doanh nghiÖp khai th¸c vµ cËp nhËt nhưng th«ng tin liªn quan ®Õn ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu . 78 1.3. Hç trî cho c¸c ng©n hµng tham gia ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp 79 khÈu . 1.4. Huy ®éng vèn quèc tÕ phôc vô cho tµi trî xuÊt nhËp khÈu . 79 2. Nhãm gi¶i ph¸p vi m« . 80 2.1. Gi¶i ph¸p ®èi víi c¸c doanh nghiÖp xuÊt nhËp khÈu . 80 2.2. Gi¶i ph¸p ®èi víi Ng©n hµng §«ng ¸ - Chi nh¸nh Hµ Néi 81 III. Mét sè kiÕn nghÞ nh»m ph¸t triÓn ho¹t ®éng tµi trî xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng §«ng ¸ - Chi nh¸nh Hµ Néi . 96 1. Mét sè kiÕn nghÞ ®èi víi ChÝnh phñ 96 2. Mét sè kiÕn nghÞ víi Ng©n hµng nhµ n-íc 98 3. Mét sè kiÕn nghÞ víi Héi së Ng©n hµng §«ng ¸ 99 KÕt luËn chung . 100 Tµi liÖu tham kh¶o . 101 iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT tt Ký hiệu Giải thích 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 TMCP Thương mại cổ phần 3 EAB Ngân hàng TMCP Đông á 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 TGTK Tiền gửi tiết kiệm 6 TGTT Tiền gửi thanh toán 7 TGKQ Tiền gửi ký quỹ 8 L/C Thư tín dụng 9 D/P Trả tiền trao chứng từ (documents against payment) 10 D/A Chấp nhận thanh toán trao chứng từ (documents against acceptance) 11 VND Đồng Việt Nam 12 USD Đô la Mỹ 13 EUR Đồng euro 14 CAD Đô la Canada 15 AUD Đô la úc 16 NZD Đô la New Zealand 17 WTO Tổ chức thương mại thế giới 18 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á 19 AFTA Khu vực thương mại mậu dịch tự do ASEAN 20 CEPT Chương trình cắt giảm thuế quan ưu đãi chung v
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT TÊN BẢNG TRAN 1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM PHÂN G 2 THEO LOẠI TIỀN 46 3 BÌNH QUÂN CÁC LOẠI TIỀN GỬI 47 4 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN 48 5 BIỂU PHÍ DỊCH VỤ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU 55 6 BẰNG THƯ TÍN DỤNG 58 7 BIỂU PHÍ DỊCH VỤ BẢO LÃNH - TÁI BẢO LÃNH 59 8 TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 60 9 TRONG 2 NĂM 2004-2005 61 10 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 62 THEO THỜI HẠN 63 TÌNH HÌNH TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO NGÀNH HÀNG TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TÌNH HÌNH MỞ L/C THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU vi
    LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh đối ngoại, từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá IV), Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Kể từ đó đến nay, mỗi diễn biến của hoạt động kinh tế đối ngoại đều thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách cũng như giới nghiên cứu kinh tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu được coi là một trong những nhiệm vụ then chốt, là cơ sở để Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là phải mở rộng kinh tế đối ngoại hướng về xuất khẩu đồng thời nhập khẩu thay thế những mặt hàng sản xuất trong nước không có lợi. Tuy nhiên, do mới mở cửa nền kinh tế, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn nhỏ bé, nguồn vốn còn hạn hẹp. Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng diễn ra mạnh mẽ thì hoạt động xuất nhập khẩu càng phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu từ nay đến năm 2010, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần được hỗ trợ từ bên ngoài. Trong khi Chính phủ và các cơ quan chức năng hỗ trợ xuất nhập khẩu bằng các chính sách vĩ mô và các định hướng lớn thì các ngân hàng thương mại là đơn vị trực tiếp tài trợ về vốn và uy tín cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Và thực tế đã cho thấy để tổ chức tài trợ xuất nhập khẩu thì không một tổ chức nào làm tốt hơn, hiệu quả hơn là chính các ngân hàng thương mại, đây cũng là nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Nhận thức được vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu và theo đó là sự cần thiết của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Việt Nam, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, em đã tập trung tìm hiểu 1
    và chọn mảng hoạt động này tại Chi nhánh làm đối tượng nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội". 2. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài này, khoá luận sẽ sử dụng cơ sở lý luận về tài trợ xuất nhập khẩu để soi vào thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, luận giải nguyên nhân những tồn tại, yếu kém và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu về nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội (chủ yếu là trong giai đoạn 2003- 2005), cùng với một số vấn đề có liên quan và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh trên cơ sở tham khảo và tìm hiểu thực tế, các sách và tạp chí có liên quan. 5. Kết cấu của khoá luận: Khoá luận được bố cục theo các phần chính như sau: Chương I: Tổng quan về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội. Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội. Để hoàn thành được khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Quy- người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình em, cùng các thầy, cô giáo trong khoa đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu, 2
    tạo điều kiện để em đi sâu nghiên cứu tìm hiểu đề tài. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các cán bộ phòng tín dụng và kinh doanh của Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em về kiến thức thực tiễn cũng như các tài liệu tham khảo cần thiết. Do thời gian học tập cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía thầy cô, các bạn và những ai quan tâm tới vấn đề này. 3
    Chương I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường Hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu. Cùng với sự ra đời của Nhà nước, các quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia theo đó cũng hình thành, trong đó các quan hệ kinh tế mà trước hết là các quan hệ thương mại quốc tế thường đi trước và giữ vai trò quan trọng. Theo David Ricardo (1772-1823), nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh, trong tác phẩm nổi tiếng của mình: "Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế" xuất bản năm 1817 cho rằng: "Các quốc gia có thể hoặc là rất có lợi khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế bởi vì phát triển thương mại quốc tế tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ những sản phẩm hoặc dịch vụ mà nước mình có lợi thế tốt hơn các nước khác, mà thị trường bao giờ cũng là vấn đề sống còn của nền sản xuất hàng hoá dịch vụ". Ngày nay trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá thì hoạt động ngoại thương càng giữ vai trò quan trọng. Hoạt động ngoại thương được hiểu là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Hoạt động này được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản: xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài, còn việc mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài chính là nhập khẩu. Vai trò to lớn của xuất nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế nghiên cứu và tổng hợp trên một số khía cạnh sau: 1.1. Vai trò của xuất khẩu 1.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước 4
    Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. 1.1.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước. Sự phát triển của các ngành hướng về xuất khẩu tác động tới các ngành cung cấp đầu vào, thúc đẩy các ngành này phát triển. Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động, sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, đổi mới công nghệ cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường. 1.1.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập tương đối cao. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 1.1.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển 5
    Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. 1.2. Vai trò của nhập khẩu 1.2.1. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đấy xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu như máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu. Đối với một nước đang phát triển như nước ta thì sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các ngành khác cùng phát triển, nhập khẩu tác động giúp đổi mới công nghệ lạc hậu trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước. 1.2.2. Bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định Nhập khẩu có tác động bổ sung những hàng hoá chưa sản xuất được trong nước hoặc sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ vậy mà bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm bảo cho các ngành sản xuất có đủ nguyên liệu, máy móc thiết bị để hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế cân đối và ổn định. 1.2.3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhập khẩu có tác dụng thay thế những mặt hàng mà sản xuất trong nước không hiệu quả bằng việc nhập khẩu. Nhờ nhập khẩu mà người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn về hàng hoá, với giá cả và chất lượng tốt hơn 6
    nghĩa là nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhờ việc thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về tiêu dùng mà nhập khẩu tác động gián tiếp đến sản xuất, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. 2. Ngân hàng thương mại và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 2.1. Vài nét về hoạt động của ngân hàng thương mại Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại đã trở thành những trung gian tài chính lớn nhất và quan trọng nhất. Theo điều 20, "Luật các tổ chức tín dụng" được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày12/12/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998 đã định nghĩa: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác." Những hoạt động chính của ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động chi trả hộ và các hoạt động khác. Trong đó, hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chủ lực của ngân hàng, nguồn thu nhập từ hoạt động này chiếm một tỷ lệ lớn (khoảng 70%) trong tổng nghiệp vụ của ngân hàng. Và một trong những hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng là hoạt động tài trợ ngoại thương, đây cũng là một hoạt động có thể đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn, nhưng rủi ro cũng cao. 2.2. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại 2.2.1. Khái niệm Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại cung cấp các phương tiện và hỗ trợ về mặt tài chính giúp các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Tài trợ xuất nhập khẩu bao gồm việc tài trợ cho xuất khẩu (cả 7
    trong giai đoạn sản xuất) và tài trợ cho nhập khẩu trên mọi phương diện từ ngắn hạn đến dài hạn. 2.2.2. Đặc điểm Tài trợ xuất nhập khẩu với mục đích hỗ trợ các nhà xuất nhập khẩu vượt qua được những trở ngại đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đạt được mục tiêu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước. Tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ thuộc hệ thống các dịch vụ của ngân hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giao dịch thương mại quốc tế. Mảng dịch vụ ngân hàng này mang nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh uy tín cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. Đối tượng được tài trợ là các thương vụ mang tính thương mại hoặc vì mục tiêu thương mại; thông thường, đối tượng này là các hàng hoá, dịch vụ hoặc các công trình, dự án. Việc tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng có thể bao hàm cả những giao dịch kinh doanh trước và sau thương vụ. Với các doanh nghiệp xuất khẩu thì đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu của thương nhân, mua vật tư, nguyên vật liệu để chế xuất của nhà sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu . hoặc giai đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hoặc xây dựng cơ xưởng ở nước ngoài. Với các doanh nghiệp nhập khẩu thì đó là quá trình từ lúc đặt mua hàng cho đến khi nhận hàng, thanh toán cho người xuất khẩu, sau đó đem tiêu thụ hết và thu tiền hàng. 3. Vai trò của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 3.1. Đối với ngân hàng thương mại Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu kinh doanh chủ yếu là lợi nhuận. Bên cạnh các dịch vụ tiện ích cung cấp cho khách hàng, các ngân hàng luôn coi trọng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu bởi nó mang lại nguồn thu nhập lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho ngân hàng. Theo ước 8
    tính của Ngân hàng Trung ương nhiều nước, mảng dịch vụ này đóng góp từ 40-70% tổng doanh thu của các ngân hàng tham gia hỗ trợ thương mại quốc tế. Một lợi ích khác hết sức quan trọng đối với các ngân hàng là mối quan hệ bền chặt giữa ngân hàng với khách hàng thương nhân trong thương mại quốc tế cũng như tầm hoạt động rộng mở khắp toàn cầu của ngân hàng. Để cung ứng dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu hữu hiệu cho khách hàng, các ngân hàng liên tục xác lập và mở rộng quan hệ liên ngân hàng, mạng lưới ngân hàng chi nhánh và ngân hàng đại lý của mình trên khắp thế giới. Nhờ vậy mà gián tiếp gia tăng cơ hội kinh doanh sinh lợi cho ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Mặt khác, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tài chính và uy tín trong kinh doanh xuất nhập khẩu giúp ngân hàng khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình và khả năng phát triển thị trường sản phẩm ngân hàng nói chung, dịch vụ xuất nhập khẩu nói riêng. Bên cạnh đó, tài trợ xuất nhập khẩu còn hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn, sử dụng vốn đúng mục đích. Tài trợ xuất nhập khẩu nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định, việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng đó. Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp được ngân hàng tài trợ, ngân hàng sẽ buộc người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản mở tại ngân hàng. Do vậy, nguồn thu để trả các khoản tài trợ được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro. Không những thế, tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn đảm bảo nguồn vốn tài trợ được sử dụng đúng mục đích. Điều này được thể hiện ở chỗ trong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bên thứ ba mà không qua bên xin tài trợ như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên liệu cho các đại lý gom hàng của người xuất khẩu; hoặc như trong 9
    phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, L/C còn là một công cụ hữu hiệu để ngân hàng giám sát việc thực hiện hợp đồng. 3.2. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các thương vụ. Với các khoản tài trợ trước khi giao hàng của ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ giải quyết được khó khăn về vốn lưu động để phục vụ sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng, hoặc để thu mua hàng hoá xuất khẩu, hoặc các khoản mục chi phí thương vụ khác như chi phí xúc tiến bán hàng, bổ sung, điều chỉnh thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm, chi phí vận chuyển . Đối với nhà nhập khẩu, họ có thể nhận được các khoản vay ưu đãi của ngân hàng để thanh toán tiền hàng kịp thời cho nhà xuất khẩu. Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn chế bớt rủi ro trong thương mại quốc tế. Khi các ngân hàng tài trợ cho các nhà xuất nhập khẩu, một phần rủi ro như rủi ro về việc người nhập khẩu không thanh toán tiền hàng đã được chuyển sang ngân hàng. Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn cho vay cùng với sự giám sát thực hiện hợp đồng của ngân hàng giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời hạn. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính để mua những lô hàng với số lượng lớn, vừa có được giá rẻ do mua với số lượng lớn vừa tiết kiệm được cước phí. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng thường vấp phải vấn đề uy tín trong kinh doanh khi đặt quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, chẳng hạn như khả năng hoàn thành thương vụ, khả năng cung ứng hàng hoá hoặc công trình đúng tiến độ, đúng chất lượng cam kết, khả năng thanh toán tiền hàng . Lúc bấy giờ, nhà xuất nhập khẩu cần đến các loại bảo lãnh ngân hàng thích hợp nhằm khẳng định uy tín kinh doanh của mình trong các thương vụ xuất nhập khẩu. 10
    Ngoài ra, nhờ tài trợ của ngân hàng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện được trôi chảy các thương vụ thành công, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh; từ đó dần củng cố được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. 3.3. Đối với nền kinh tế Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông thông suốt đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ đó góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, giúp ổn định thị trường. Nhờ tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn góp phần thực hiện thành công các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và sự phát triển chung của nền kinh tế lại là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô, đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này lại tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra. II. CÁC LOẠI HÌNH TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá và mậu dịch quốc tế, quá trình toàn cầu hoá, liên kết kinh tế diễn ra trên thế giới ngày càng nhanh và sâu rộng, thì hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng ngày càng phát triển đa dạng. Chính vì vậy, việc phân loại nghiệp vụ này có thể theo nhiều cách thức. Dưới đây là cách phân loại dựa trên mục đích tài trợ và phương thức thanh toán. 1. Tài trợ xuất khẩu 1.1. Tài trợ xuất khẩu bằng hình thức chiết khấu hối phiếu 11
    Hối phiếu (bill of exchange) là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Hiện nay, hối phiếu là một công cụ thanh toán quốc tế được sử dụng hết sức phổ biến. Với công cụ này, nhà xuất khẩu có thể được ngân hàng tài trợ dưới hình thức chiết khấu hối phiếu. Tín dụng chiết khấu hối phiếu là loại tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng (người thụ hưởng) dưới hình thức mua lại hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Số tiền mua lại quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ chiết khấu hối phiếu, nó được tính bằng phần còn lại của giá trị hối phiếu sau khi trừ đi lãi chiết khấu cùng với phí hoa hồng nghiệp vụ theo công thức: Md = M x [1-(rd x t/360)] - C Trong đó: M : giá trị hối phiếu Md : mức tài trợ chiết khấu hối phiếu. t : thời hạn còn lại của hối phiếu (tính theo ngày) rd : lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng. C : phí hoa hồng nghiệp vụ. Dễ thấy rằng, yếu tố quan trọng nhất trong cách tính mức tài trợ chiết khấu là lãi suất chiết khấu (rd). Lãi suất này do ngân hàng định kỳ công bố, dựa trên lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương và các lãi suất tài trợ đối chiếu khác. Trong tài trợ ngoại thương, lãi suất chiết khấu ngân hàng áp dụng có khi cộng thêm khoản tỷ lệ phụ trội nhằm chống đỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào khả năng truy đòi khách hàng nhận tài trợ (nhà xuất khẩu), khả năng thanh toán khi đến hạn của con nợ (thường là nhà nhập khẩu), thời hạn hiệu lực còn lại của hối phiếu, mệnh giá và đồng tiền của hối phiếu . Trong giao dịch ngoại thương, người thụ hưởng giá trị hối phiếu thường là nhà xuất khẩu. Loại tài trợ này giúp cho nhà xuất khẩu có điều kiện 12
    thu hồi vốn nhanh chóng đưa vào hoạt động kinh doanh, thay vì phải chờ hối phiếu đến hạn thanh toán. Tài trợ chiết khấu hối phiếu được ngân hàng áp dụng cho các giao dịch mà nhà xuất khẩu cấp tín dụng thương mại (bán hàng trả chậm) cho nhà nhập khẩu nước ngoài dưới hình thức hối phiếu trả chậm do nhà xuất khẩu ký phát. Để được ngân hàng xem xét tài trợ chiết khấu, hối phiếu trả chậm này phải là hối phiếu đã được nhà nhập khẩu ký chấp nhận. 1.2 Tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán nhờ thu Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của người xuất khẩu, có 2 phương thức nhờ thu là: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Ứng với 2 phương thức này, ngân hàng cũng có thể tài trợ cho nhà xuất khẩu theo các cách thức khác nhau: 1.2.1. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán, trong đó, người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán lên tờ hối phiếu kỳ hạn. Sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu phải chờ đợi một thời gian đáng kể từ khi giao hàng xuống tàu cho đến khi nhận được tiền thanh toán từ người nhập khẩu chuyển về thông qua các ngân hàng. Không những thế, để bán được hàng, nhà xuất khẩu đôi khi phải chấp nhận điều kiện D/A (chấp nhận thanh toán đổi chứng từ), tức cho phép người mua trả chậm tiền hàng. Vì vậy, nhà xuất khẩu có thể gặp khó khăn về vốn kinh doanh khi sử dụng phương thức này. 13
    Để nhận được tiền hàng sớm hơn, nhà xuất khẩu sẽ cần đến dịch vụ tài trợ của ngân hàng. Trong khuôn khổ phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng có thể tài trợ cho nhà xuất khẩu bằng các kỹ thuật: ứng trước giá trị nhờ thu và chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu. Tài trợ ứng trước giá trị nhờ thu (advance against collection): Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng tài trợ ứng trước giá trị hối phiếu cho nhà xuất khẩu khi anh ta giao hối phiếu chưa được chấp nhận cho ngân hàng trong phương thức thanh toán nhờ thu. Dạng thức tài trợ này của ngân hàng cho phép nhà xuất khẩu mau chóng nhận được tiền đưa vào sản xuất kinh doanh thay vì phải chờ đến khi hối phiếu được nhà nhập khẩu tiếp nhận và thanh toán. Mức tài trợ ứng trước giá trị nhờ thu của ngân hàng không nhất định mà tuỳ thuộc vào mức độ an toàn trong giao dịch và thoả thuận với khách hàng, thông thường nằm trong biên độ 80-90% mệnh giá hối phiếu hoặc séc. Khi tài trợ theo phương thức này, ngân hàng tuy không được chuyển quyền sở hữu và thụ hưởng giá trị hối phiếu song vẫn có quyền truy đòi nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán hối phiếu. Tài trợ chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu (collection negotiation): Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu cũng gần giống như nghiệp vụ ứng trước giá trị nhờ thu. Theo đó, ngân hàng tài trợ cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu dựa vào bộ chứng từ nhờ thu và thông thường là với điều kiện bảo lưu "cho phép truy đòi". Tiếp theo, ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ này để thu nợ tiền hàng từ nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng thu hộ. Số tiền thanh toán cuối cùng khi về đến ngân hàng tài trợ sẽ được khấu trừ phần gốc, còn phần lãi của khoản tài trợ đã cấp sẽ được tính đúng theo kỳ hạn và ngân hàng theo thoả thuận được quyền ghi Nợ tài khoản nhà xuất khẩu phần tài trợ này. Khi xem xét yêu cầu tài trợ chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu, ngân hàng thường đặc biệt quan tâm đến các yếu tố: uy tín của nhà xuất khẩu và của nhà nhập khẩu, quy chế quản lý hối đoái ở quốc gia nhập khẩu, khả năng thanh lý hàng hoá nếu bị từ chối thanh toán trong điều kiện D/P, việc chấp nhận thanh 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...