Luận Văn Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    Mục lục

    Danh mục viết tắt .4

    Danh mục bảng 5

    Danh mục hình và biểu đồ .5

    Danh mục hộp 6

    Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính vi mô 10

    1.1. Tổng quan về Tài chính vi mô 10

    1.1.1. Khái niệm 10

    1.1.2. Đặc điểm 11

    1.2. Mô hình Grameen Bank .14

    1.2.1. Lịch sử phát triển của Grameen Bank .14

    1.2.2. Mô hình hoạt động Tài chính vi mô của ngân hàng Grameen 15

    1.2.3. Hiệu quả của các chương trình tín dụng từ ngân hàng Grameen 19

    1.3. Kinh nghiệm cho sự phát triển Tài chính vi mô ở Việt Nam qua thành công của mô hình Ngân hàng Grameen và một số nước .20

    1.3.1. Chính sách lãi suất linh hoạt 20

    1.3.2. Chính sách thuế hợp lý 21

    1.3.3. Cơ chế vay hoạt động theo nhóm 22

    1.3.4. Đa dạng hóa nguồn vốn .23

    1.3.5. Chú ý phát triển cơ sở hạ tầng Tài chính vi mô 23

    Chương 2. Thực trạng Tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay .25

    2.1. Tổng quan về dân số nông thôn ở Việt Nam và chương trình xóa đói giảm
    nghèo .25

    2.2. Các đơn vị cung cấp Tài chính vi mô ở Việt Nam .27

    2.3. Hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam .34

    2.2.1. Tình hình nguồn vốn của Tài chính vi mô ở Việt Nam 34

    2.2.2. Phân chia khách hàng Tài chính vi mô ở Việt Nam 40


    2.2.3. Các hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam 47

    2.3.4. Chính sách lãi suất của hệ thống Tài chính vi mô Việt Nam 53

    Chương 3: Giải pháp phát triển Tài chính vi mô ở Việt Nam .60

    3.1. Môi trường pháp lý của Việt Nam đối với Tài chính vi mô .60

    3.1.1. Tổng quan môi trường pháp lý 60

    3.1.2. Chuyển đổi và chính thức hóa hoạt động Tài chính vi mô dưới sự quản lý
    của Ngân hàng Nhà nước 64

    3.2. Quan điểm về phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam 68

    3.2.1. Tách bạch và cân bằng mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh 68

    3.2.2. Phát triển tài chính vi mô trên nguyên tắc thị trường 69

    3.2.3. Phát triển hoạt động theo hướng hiện đáp ứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu
    hóa .70

    3.2.3. Hệ thống chính sách và các điều kiện môi trường vĩ mô đồng bộ để tạo điều kiện công bằng cho các Tổ chức Tài chính vi mô phát triển 70

    3.3. Giải pháp phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam .70

    3.3.1. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của Tài chính vi mô 71

    3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ Tài chính vi mô 71

    3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong Tài chính vi mô .75

    3.3.4. Cải thiện các hình thức Tài chính vi mô phi chính thức .76

    Kết luận 78

    Danh mục tài liệu tham khảo .79

    Phụ lục 82


    Lời mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trên thế giới, từ cuối thế kỷ 20 đến nay, hoạt động tài chính vi mô (TCVM) đóng vai trò chiến lược toàn cầu về xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp cho các hộ gia đình nghèo có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ, động viên họ nâng cao năng lực bản thân và gia đình, thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững. Tầm quan trọng của Tài chính vi đã được khắng định thông qua Giải thưởng Nobel hòa bình dành cho Giáo sư Muhammad Yunus – người sáng lập ra Ngân hàng Grameen phục vụ vì người nghèo.
    Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng xem chính sách xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, là nội dung quan trọng, đồng thời là một trong những biện pháp nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Hoạt động Tài chính vi mô đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển trong cộng đồng dân cư. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tài chính vi mô ở Việt Nam đang bước đầu khẳng định được vài trò của mình, khi nó được xem là cần câu cá giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo. Chính phủ Việt Nam đang có những nỗ lực hết mình để phát huy sức mạnh to lớn của Tài chính vi mô, đặc biệt là quá trình chuyển đổi và chính thức hóa các hoạt động Tài chính vi mô dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống Tài chính vi mô bền vừng với thành công ban đầu của hai tổ chức là Quỹ tình thương (TYM) và Tổ chức Tài chính vi mô Trách nhiệm hữu hạn M7. Ngoài ra, Quyết định Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống Tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 là động lực to lớn để các Tổ chức Tài chính vi mô và các thành viên quyết tâm xây dựng hệ thống Tài chính vi mô an toàn , bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp nhỏ. Đây là nỗ lực to lớn góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.


    Chính vì vậy, sinh viên đã lựa chọn vấn đề : “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động Tài chính vi mô” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu

    (i) Cơ sở lý luận về Tài chính vi mô và mô hình Ngân hàng Grameen, kinh nghiệm thành công Tài chính vi mô trên thế giới và từ mô hình Ngân hàng Grameen.
    (ii) Phân tích và đánh giá thực trạng Tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay

    (iii) Đề xuất giải pháp phát triển Tài chính vi mô ở Việt Nam trong thời gian


    tới.




    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là các tổ chức tài chính vi mô: hoạt động, tổ


    chức, hệ thống, quy mô.

    Phạm vi nghiên cứu

    - Nghiên cứu sự phá triển của các hoạt động Tài chính vi ở Việt Nam trong thời gian từ 2001 đến 2012.
    - Các Tổ chức Tài chính vi mô được đề cập nghiên cứu là : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức Tài chính Quy mô nhỏ Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình Thương, Tổ chức Tài chính vi mô Trách nhiệm hữu hạn M7 và các tổ chức Tài chính
    vi mô phi chính thức khác.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

    - Phân tích tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số

    liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn.

    - Thống kê so sánh

    - Điều tra khảo sát

    5. Kết quả nghiên cứu

    Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm:


    - Làm rõ được các vấn đề cơ bản của Tài chính vi mô, mô hình Ngân hàng Grameen và những bài học kinh nghiệm cua các nước thành công và mô hình Grameen.
    - Phân tích được thực trạng của Tài chính vi mô ở Việt Nam qua các hoạt động của các Tổ chức Tài chính vi mô
    - Đề xuất được các giải pháp phát triển Tài chính vi mô ở Việt Nam

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chú thích, đề tài được kết cấu thành 3 chương.
    Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính vi mô
    Chương 2. Thực trạng Tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay

    Chương 3. Giải pháp phát triển Tài chính vi mô ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 37.doc
      Kích thước:
      2.1 MB
      Xem:
      1
    • 37.pdf
      Kích thước:
      1,021.3 KB
      Xem:
      1
Đang tải...