Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng tại việt nam giai đoạn 2011-

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 5
    1.Tính tất yếu của đề tài 5
    2.Mục đích nghiên cứu. 6
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
    4.Phương pháp nghiên cứu. 6
    5.Kết cấu đề tài 6
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 8
    1.1.Khái niệm và đặc điểm của bán buôn. 8
    1.1.1.Khái niệm bán buôn. 8
    1.1.2.Đặc điểm của bán buôn. 8
    1.1.3.Các loại hình bán buôn. 9
    1.2.Khái niệm, đặc điểm và nội dung của bán buôn vật liệu xây dựng. 12
    1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại vật liệu xây dựng. 12
    1.2.2.Các hình thức bán vật liệu xây dựng chủ yếu. 13
    1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến bán buôn vật liệu xây dựng. 14
    1.3.1.Các yếu tố vĩ mô. 14
    1.3.2.Các yếu tố tác nghiệp. 15
    1.3.3.Yếu tố bên trong. 16
    CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 19
    2.1.Khái quát chung về hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng ở Việt Nam 19
    2.1.1.Tình hình chung về hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng tại Việt Nam 19
    2.1.2.Các hình thức bán buôn vật liệu xây dựng tại Việt Nam 20
    2.1.3.Vai trò của hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng đối với Việt Nam 21
    2.2. Thực trạng bán buôn vật liệu xây dựng ở Việt Nam 22
    2.2.1.Môi trường kinh tế. 22
    2.2.2.Yếu tố về Chính sách. 27
    2.2.3.Yếu tố về tự nhiên. 32
    2.2.4.Yếu tố về khoa học công nghệ. 34
    2.2.5.Yếu tố về khách hàng. 37
    2.2.6.Nguồn cung. 41
    2.2.7.Sản phẩm 46
    2.2.8.Cơ sở hạ tầng,kho tàng,bến bãi và khoa học công nghệ. 49
    2.2.9.Nhân lực. 51
    2.2.10.Nguồn vốn. 54
    2.3. Các kết luận rút ra từ phân tích thực trạng. 56
    2.3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 56
    2.3.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 58
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM . 61
    3.1. Dự báo về thị trường vật liệu xây dựng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng. 61
    3.1.1.Dự báo về Cầu thị trường xi măng và thép. 61
    3.1.2.Dự báo về Cung xi măng và thép. 65
    3.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh bán buôn vật liệu xây dựng ở Việt Nam 69
    3.2.1.Phát triển dịch vụ logistics trong bán buôn vật liệu xây dựng. 69
    3.2.2.Tăng cường khả năng huy động vốn. 71
    3.2.3.Tăng cường sự liên kết 72
    3.2.4.Đa dạng hóa trong kinh doanh. 72
    3.2.5.Tăng cường chất lượng dịch vụ. 73
    3.2.6. Thiết lập hệ thống sàn giao dịch ( sở giao dịch) hàng hóa cho các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng. 73
    3.2.7. Giảm bớt khâu trung gian trong phân phối vật liệu xây dựng. 77
    3.2.8. Các đề xuất về công tác quản lý giá của các cơ quan chức năng. 78
    3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp. 80
    KẾT LUẬN 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85



    LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính tất yếu của đề tài Những năm gần đây chứng kiến sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước, doanh nghiệp vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông đô thị và các cơ sở thiết yếu khác của nền kinh tế, cũng như sự gia tăng không ngừng nhu cầu xây dựng của người dân khi mức sống ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của các ngành xây dựng, chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và cung ứng vật liệu đến những nơi tiêu thụ. Do sử dụng nhiều vốn, lao động cũng như tầm quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực khác mà ngành xây dựng nói chung và hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng nói riêng đã trở thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
    Thị trường vật liệu xây dựng đang khởi sắc và có những hoạt động diễn biến khá phức tạp, trong đó các hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng là một mắt xích khá quan trọng. Nó đã tạo ra sự kết nối giữa nhà sản xuất với các đại lý và các công trình lớn, giúp vật liệu xây dựng được lưu thông trong cả nước một cách dễ dàng. Đồng thời, các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế của đất nước, tác động tới nhiều ngành nghề lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp này đã thực sự hiệu quả hay chưa? Các chính sách quản lý tác động đến họ như thế nào? Và có giải pháp nào giúp các doanh nghiệp này phát triển hơn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của đất nước? Việc phát triển doanh nghiệp bán buôn thực sự là một vấn đề mang tính cấp thiết, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hoá đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc sống, thì sự phát triển của các doanh nghiệp này đóng một vai trò và ý nghĩa quan trọng với sự phát triển và hội nhập của đất nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng, các công ty sản xuất cũng đã cố gắng phát triển hệ thống tổng đại lý, đại lý nhằm phát thúc đẩy đầu ra có hiệu quả và tăng khả năng xoay vòng vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng cũng đang cố gắng đưa hoạt động của mình vào khuôn khổ hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nội tại cũng như bên ngoài doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng chúng ta cần nghiên cứu để làm rõ điểm mạnh- điểm yếu, cũng như cơ hội- nguy cơ mà các doanh nghiệp này có, từ đó có những giải pháp phát triển phù hợp.

    2.Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về các vấn đề nội tại (vốn, nguồn nhân lực cơ sở vật chất, kỹ thuật) cũng như các vấn đề bên ngoài (cung, cầu, chính sách ) của doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng. Từ đó đánh giá, nhằm đưa ra giải pháp phát triển hoạt động của các doanh nghiệp này sao cho có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đề ra cũng như để tồn tại được trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2011-2015”.
    Do hiểu biết cũng như nguồn lực có hạn nên nhóm chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp bán buôn đầu ngành về thép, xi măng (đại lý, tổng đại lý trực tiếp lấy hàng từ nhà sản xuất) trên lãnh thổ Việt Nam. Và thời gian đánh giá thực trạng là từ năm 2007-2010.

    4.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ đã xác định ở trên, trong đề tài sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp.

    5.Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài gồm:
    Lời mở đầu
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng.

    Chương 2: Phân tích thực trạng bán buôn vật liệu xây dựng tại Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng tại Việt Nam
    Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
    Hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng là một vấn đề phức tạp và tương đối rộng,khả năng thu thập số liệu thống kê hạn chế do vậy trong đề tài trong tránh khỏi khiếm khuyết rất được sự góp ý của thầy cô giáo .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...