Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Mục lục i
    Danh mục bảng biểu iv
    Mở đầu 1
    Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về siêu thị và kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh siêu thị của
    một số nước trên thế giới

    I. Một số vấn đề lý luận về siêu thị 4
    1.1. Khái niệm và phân loại siêu thị 4
    1.1.1. Khái niệm siêu thị, hệ thống siêu thị 4
    1.1.2. Phân loại siêu thị 6
    1.2. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển hệ thống
    siêu thị trên thế giới
    8
    1.3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại 10
    1.3.1. Vị trí của siêu thị 10
    1.3.2. Vai trò của siêu thị 10
    1.3.3. Những lợi thế và bất lợi của siêu thị so với các loại hình kinh doanh
    thương mại khác
    13
    1.4. Tiêu chí phân biệt siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại
    khác
    16
    1.4.1. Những đặc trưng cơ bản của kinh doanh siêu thị 16
    1.4.2. Nhận dạng siêu thị qua hình thức bên ngoài: địa điểm, quy mô, số lượng
    và chủng loại hàng hoá, bãi để xe, đối tượng khách hàng
    18
    1.5. Quản lý Nhà nước (QLNN) đối với hoạt động kinh doanh siêu thị 20
    1.5.1. Sự cần thiết của QLNN đối với hoạt động kinh doanh siêu thị 20
    1.5.2. Nội dung của QLNN đối với hoạt động kinh doanh siêu thị 21
    II. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh siêu thị của một số nước
    trên thế giới
    22
    2.1. Kinh nghiệm của một số nước 22
    2.1.1. Trung Quốc 22
    2.1.2. Thái Lan 28
    2.1.3. Pháp 33
    2.2. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam 36
    2.2.1. Về sự phát triển hệ thống siêu thị 36
    2.2.2. Đối với quản lý Nhà nước 37
    III. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam 39
    3.1. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 39
    3.2. Yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 40
    3.3. Các điều kiện cần thiết để phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta 41
    3.4 Những thuận lợi cho sự phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam 41

    Chương II : Thực trạng phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam từ 1996 đến nay
    43
    I. Thực trạng hoạt động của hệ thống siêu thị ở Việt Nam từ 1996 đến
    nay
    43
    1.1. Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị trên cả nước và
    các thành phố lớn
    43
    1.1.1. Số lượng, quy mô và các hình thức siêu thị 43
    1.1.2. Tổ chức kinh doanh siêu thị 49
    1.1.3. Trưng bày hàng hoá trong siêu thị 55
    1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh, các dịch vụ khách hàng và hoạt động
    khuyến mại
    56
    1.1.5 Lực lượng lao động của hệ thống siêu thị 59
    1.2. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động siêu thị 61
    1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của hệ thống
    siêu thị thời gian qua
    63
    1.4. Đánh giá chung về kinh doanh siêu thị hiện nay ở Việt Nam 68
    II. Thực trạng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam 72
    2.1. Khái quát về công tác QLNN đối với siêu thị thời gian qua 72
    2.1.1. Thực trạng các quy định có tính pháp lý 72
    2.1.2. Thực trạng hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà
    nước
    78
    2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
    triển siêu thị
    79
    2.1.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy
    định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của siêu thị
    81
    2.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra 82
    2.2.1. Kết quả đạt được 82
    2.2.2. Một số hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đạt ra trong công tác
    quản lý nhà nước đối với siêu thị
    83
    Chương 3 : Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước và tổ chức quản lý kinh doanh nhằm phát triển hệ thống siêu thị ở việt nam thời gian tới năm
    2010
    85
    I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ
    thống siêu thị của Việt Nam
    85
    1.1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế 85
    1.2. Những thay đổi của môi trường kinh doanh trong nước thời gian tới
    năm 2010
    88
    1.3. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống
    siêu thị ở nước ta
    89
    1.3.1. Cơ hội 89
    1.3.2. Thách thức 91
    II. Quan điểm và định hướng phát triển hệ thống siêu thị của Việt
    Nam thời gian tới
    94
    2.1. Các quan điểm về phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam 94
    2.2. Định hướng phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam thời gian tới
    năm 2010
    96
    2.2.1. Định hướng quy hoạch phát triển siêu thị của Việt Nam đến năm 2010 96
    2.2.2. Định hướng phát triển các nhà phân phối kinh doanh siêu thị 97
    2.2.3. Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các
    siêu thị
    98
    2.2.4. Định hướng phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam 99
    2.2.5. Định hướng tổ chức và quản lý hoạt động siêu thị 100
    III. Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước nhằm phát 101
    triển hệ thống siêu thị nước ta
    3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh
    doanh siêu thị
    101
    3.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt
    động kinh doanh siêu thị
    103
    3.3. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển siêu thị 105
    3.4. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
    siêu thị
    110
    3.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định
    của pháp luật đối với kinh doanh siêu thị
    111
    3.6. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng năng lực cho hiệp hội siêu thị 112
    3.7. Các giải pháp khác 113
    IV. Một số giải pháp đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của các
    doanh nghiệp siêu thị
    114
    4.1. Những đổi mới trong nhận thức và tư duy của các giám đốc siêu thị 114
    4.2. Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức bán hàng của siêu thị 116
    4.3. Lựa chọn vị trí đặt siêu thị thích hợp 116
    4.4. Phát triển và đa dạng hoá tập hợp hàng hoá 117
    4.5. Xây dựng và thực thi chính sách giá cả hợp lý 118
    4.6. Phát triển dịch vụ khách hàng và tăng cường hoạt động XTTM 119
    4.7 Có chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả 121
    Kết Luận 123
    Phụ lục 125
    Danh mục tài liệu tham khảo 136

    Mở đầu
    Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình
    thành và phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hoá và
    đô thị hoá mạnh mẽ ở quy mô thế giới. Sự ra đời của siêu thị đầu tiên ở Mỹ
    vào năm 1930 sau đó mở rộng sang châu Âu được coi là một trong những
    cuộc “cách mạng” hữu ích nhất đối với người tiêu dùng trong lĩnh vực lưu
    thông phân phối ở thế kỷ XX.
    Phát triển hệ thống siêu thị văn minh hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh
    nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH và chủ động
    hội nhập với thế giới và khu vực là một đòi hỏi của thực tế khách quan.
    Siêu thị chính thức xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta năm 1993 khi công
    ty Vũng Tàu Sinhanco khai trương “siêu thị” Minimart. Đến nay, sau hơn 10
    năm hình thành và phát triển, chúng ta đã có một hệ thống siêu thị tương đối
    hoàn chỉnh từ các siêu thị nhỏ cho tới các đại siêu thị ở các thành phố và các
    đô thị lớn. Siêu thị đã trở nên quen thuộc đối với người dân các thành phố lớn
    như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội .
    Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành thương mại
    bán lẻ của đất nước, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi
    cho người mua sắm Việt Nam, làm thay đổi cả các thói quen mua sắm truyền
    thống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước nói chung.
    Thời gian qua, việc nghiên cứu, phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam
    đã được Nhà nước, các Bộ, Ngành và các địa phương quan tâm. Nghị quyết
    Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh đến việc phát triển các loại hình thương mại
    văn minh, hiện đại ở Việt Nam, Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/03/2003
    của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong
    nước, tập trung phát triển thị trường nông thôn đến năm 2010” và Chỉ thị
    13/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện những giải pháp
    chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa đã đề cập đến việc phát triển
    hệ thống siêu thị, trước mắt ưu tiên phát triển ở các thành phố lớn. Đặc biệt,
    Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ Thương
    mại ban hành Quy chế kinh doanh siêu thị . quy định tiêu chuẩn và phương
    thức quản lý hoạt động siêu thị. Ngoài ra, những vấn đề liên quan tới siêu thị
    còn được đề cập trong tất cả các đề án quy hoạch phát triển thương mại của
    các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu,
    dự án khoa học và công nghệ tực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến siêu thị đã
    được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô đã góp phần vào việc phát triển mạng
    lưới siêu thị của nước ta như hiện nay như cuốn “Nghệ thuật kinh doanh bán
    lẻ hiện đại” của Viện Nghiên cứu thương mại (năm 2002, Nhà xuất bản
    Thống kê), đề tài khoa học cấp Bộ “Nhu cầu và chương trình đào tạo
    nhân viên thương mại trong các siêu thị” (Trường cán bộ Thương mại
    Trung ương thực hiện năm 2001), đề tài khoa học cấp Bộ “Các loại hình
    kinh doanh văn minh, hiện đại, định hướng quản lý Nhà nước đối với
    siêu thị tại Việt Nam” (Vụ chính sách thị trường trong nước, Bộ Thương
    mại thực hiện năm 2001) .

    Tuy nhiên, siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta và
    hệ thống siêu thị không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết và yếu kém:
    Trước hết, nhận dạng và hiểu biết về siêu thị còn rất hạn chế trong toàn xã hội,
    kể cả các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Siêu thị được đặt
    một cách tuỳ tiện cho tất cả các dạng cửa hàng có áp dụng phương thức bán
    hàng tự chọn mà không xem xét đến các yếu tố khác; Thứ hai, việc hình thành
    và phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt nam thời gian qua còn mang nặng
    tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo, quản lý điều hành của Nhà nước bằng các
    thể chế và chính sách phù hợp nên không tránh khỏi tình trạng phát triển tràn
    lan, kinh doanh chỉ tính đến lợi ích trước mắt, thiếu tính bền vững, thiếu hiệu
    quả và chưa thực sự đảm bảo được văn minh thương mại làm giảm ý nghĩa, tác
    dụng của siêu thị trên thực tế; Thứ ba, công tác quản lý kinh doanh các siêu
    thị cũng bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế từ khâu tổ chức quản lý hoạt động
    của siêu thị, chiến lược phát triển hoạt động của siêu thị, chiến lược cạnh tranh
    và các yếu tố khác của quản lý chưa được hoạch định một cách khoa học và
    phù hợp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của siêu thị trong tình
    hình mới của đất nước; Thứ tư, hàng hoá trong các siêu thị ở Việt Nam hiện
    nay vẫn chưa thực sự phong phú về chủng loại, chưa đáp ứng được yêu cầu
    mua hàng thường nhật của người tiêu dùng “dưới một mái nhà”, chất lượng
    hàng hoá của nhiều siêu thị vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn nhất định của
    hàng hoá bán trong các siêu thị; còn tồn tại hàng chưa rõ nguồn gốc xuất xứ;
    giá cả hàng hoá trong nhiều siêu thị còn ở mức cao, việc quản lý hàng hoá
    bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn hạn chế .; Thứ năm, cơ sở hạ tầng
    và trang thiết bị của nhiều siêu thị còn yếu kém và thiếu thốn, bài trí và trưng
    bày hàng hoá chưa thật sự khoa học và hấp dẫn, chưa đảm bảo được văn minh
    thương mại - tiêu chuẩn quan trọng nhất của kinh doanh siêu thị; Thứ sáu,
    nguồn nhân lực của nhiều siêu thị chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa
    nắm được những kiến thức căn bản về siêu thị, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh
    vực kinh doanh siêu thị .; Thứ bảy, dịch vụ khách hàng của nhiều siêu thị
    còn nghèo nàn và kém phát triển ; Thứ tám, sự hỗ trợ và khuyến khích của
    Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh siêu thị thời gian qua còn chưa thoả
    đáng,
    Những tồn tại và yếu kém này cần được quan tâm, nghiên cứu sâu sắc để
    có các biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của
    mạng lưới siêu thị văn minh, hiện đại ở nước ta thời gian tới. Đây cũng chính
    là lý do của việc nghiên cứu đề tài.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về siêu thị, nghiên cứu kinh nghiệm của
    một số nước trong khu vực và trên thế giới về tổ chức quản lý và kinh doanh
    siêu thị;
    - Xây dựng các tiêu chí phân biệt siêu thị với các loại hình tổ chức kinh
    doanh thương mại khác;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị và thực trạng quản lý
    Nhà nước về siêu thị của nước ta hiện nay;
    - Đề xuất những vấn đề đổi mới quản lý Nhà nước đối với siêu thị và
    quản trị kinh doanh siêu thị nhằm phát triển hệ thống của nước ta thời gian tới.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng: Hệ thống siêu thị và các yếu tố tác động tới việc phát triển
    hệ thống siêu thị ở Việt Nam
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: nghiên cứu hệ thống siêu thị ở Việt Nam nhưng tập
    trung chủ yếu vào hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn của nước ta là thành
    phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
    - Về thời gian: Thực trạng phát triển hệ thống siêu thị từ 1996 đến nay
    và đề xuất giải pháp cho phát triển hệ thống siêu thị thời gian tới năm 2010.
    - Giải pháp đề xuất: tập trung vào các giải pháp vĩ mô nhằm đổi mới
    công tác quản lý Nhà nước về siêu thị và một số giải pháp vi mô nhằm phát
    triển hệ thống siêu thị ở nước ta thời gian đến năm 2010.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê;
    - Khảo sát thực tế một số siêu thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
    - Hội thảo khoa học, lấy ý kiến chuyên gia, kế thừa các kết quả nghiên
    cứu về siêu thị.
    Kễt cấu nội dung đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu được
    chia ra làm 3 chương:

    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về siêu thị và kinh nghiêm tổ chức quản lý và kinh doanh siêu thị của một số nước trên thế giới

    Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam thời gian từ năm 1996 đến nay

    Chương 3: Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh nhằm phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam thời gian tới năm
    2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...