Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bình Thuận

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bình Thuận

    Information
    MS: LVQLGD067
    SỐ TRANG: 145
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã có những bước biến đổi cực kỳ nhanh
    chóng, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự hình
    thành kinh tế tri thức, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan
    không thể cưỡng lại được.
    Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
    Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 là đưa đất nước ta ra
    khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
    bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Để đạt được mục tiêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò
    quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Trong chiến lược phát
    triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành theo QĐ số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28
    tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) đã đánh giá những thành tựu
    và những yếu kém của giáo dục trong thời gian qua. Về đánh giá đội ngũ:
    “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa
    đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh về quy mô vừa phải đảm bảo và
    nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo”.
    Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, trước những bối
    cảnh thời cơ và thách thức trên đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong giáo
    dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến
    cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín
    chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với
    nghiên cứu Khoa học – Công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo thay vì chỉ truyền
    đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận
    thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.
    Chính vì vậy, mục tiêu cuối cùng của giáo dục đào tạo là đào tạo ra con
    người trở thành nguồn nhân lực tốt nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì con người là yếu tố quyết định, nên một trong
    những giải pháp trong chiến lược là: Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ
    về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa
    tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đây là một nội
    dung phù hợp với một trong những xu thế phát triển giáo dục của thế giới,
    hiện nay các nước trên thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng rất
    quan tâm đội ngũ Nhà giáo.
    Bình Thuận là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của các
    tỉnh phía Nam, có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.
    Trong nhiều năm gần đây nhân dân đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
    học xong chương trình THPT. Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI xác định giáo
    dục Trung học phổ thông nhằm đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực để các em
    có đủ năng lực học tiếp hoặc ra đời là lực lượng lao động chính có chất lượng
    chuẩn bị cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả nước nói chung và
    cho Bình Thuận nói riêng.
    Các trường THPT tỉnh Bình Thuận được xem như các Trung tâm văn
    hóa của các huyện, thị, hàng năm trường chịu trách nhiệm giảng dạy cho 60%
    thanh niên trong độ tuổi của các huyện, thị. Nhiều năm qua đã thực sự làm
    được nhiệm vụ nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Để
    đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục cần phải tìm hiểu và đánh giá khách
    quan thực trạng đội ngũ giáo viên và tìm ra một số giải pháp phù hợp
    nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp phát
    triển đội ngũ giáo viên các trường THPT tại tỉnh Bình Thuận đáp ứng được
    yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học phổ thông của Việt Nam.

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

    3.2. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Bình
    Thuận.

    3.3. Đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh
    Bình Thuận.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Bình
    Thuận.
    - Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động giáo dục tại các trường THPT
    tỉnh Bình Thuận.

    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của 3 trường THPT:
    1.Trường THPT Phan Bội Châu tại Thành phố Phan Thiết;
    2.Trường THPT Hàm Thuận Nam tại Huyện Hàm Thuận Nam;
    3.Trường THPT Lương Thế Vinh tại Huyện Hàm Thuận Nam
    tỉnh Bình Thuận để đề ra những giải pháp phát triển.

    6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    Nếu nghiên cứu đầy đủ và khách quan thực trạng đội ngũ giáo viên các
    trường THPT tỉnh Bình Thuận thì đưa ra những giải pháp phát triển đội ngũ
    của nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Có nhiều phương pháp nghiên cứu, song với đề tài này có thể sử dụng
    theo các phương pháp sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu
    - Nhóm nghiên cứu thực tiễn:
    + Điều tra (dùng phiếu hỏi): Phụ huynh, học sinh, cán bộ quản lý.
    + Phỏng vấn trực tiếp: Giáo viên.
    + Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục của đội ngũ giáo
    viên.



    + Phương pháp chuyên gia.
    + Phương pháp xử lý số liệu: Toán thống kê phần mềm SPSS
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...