Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố C

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD059
    SỐ TRANG: 96
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2009



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển
    mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức, giáo dục đào tạo trở thành nền
    tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
    ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng
    cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm của các thế hệ tương lai.
    Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập, cơ chế hệ
    thống quản lý giáo dục ngày càng được tăng cường phân cấp, phân quyền nhằm nâng
    cao hiệu quả quản lý nhà nước trong giáo dục. Trước áp lực phải đáp ứng tốt hơn
    những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong
    thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cán bộ quản lý (CBQL) trường trung học phổ
    thông (THPT) phải là người năng động, sáng tạo và đổi mới, nắm vững các lý thuyết
    về quản lý, lãnh đạo, nhận thức được các thế mạnh và các mặt hạn chế, tạo ra sự thay
    đổi trong nhà trường, huy động được mọi nguồn lực và sử dụng nó một cách hiệu quả
    nhất để phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường.
    Cũng như cả nước, đội ngũ CBQL trường THPT của thành phố (TP) Cần Thơ
    được bổ nhiệm từ lực lượng giáo viên nên có mặt tích cực là hiểu biết rất tốt thực
    trạng hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ vai trò giáo viên sang
    vai trò quản lý trong khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng những tri thức mới về quản lý
    trường học, còn thiếu kiến thức về pháp luật, yếu kém về ngoại ngữ, tin học đã gây
    ra nhiều khó khăn, hạn chế trong thực thi trách nhiệm và quyền hạn, đặc biệt khi
    được Nhà nước tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, công tác
    phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của thành phố Cần Thơ vẫn còn nhiều bất
    cập, chưa giải quyết hết những mâu thuẫn mới nảy sinh giữa yêu cầu tiếp cận và đổi
    mới theo phương thức quản lý trường học hiện đại trên thế giới trong khi trình độ,
    năng lực của đội ngũ CBQL còn hạn chế.


    Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên với mong muốn góp phần vào sự nghiệp
    phát triển giáo dục bậc THPT của thành phố Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới và hội
    nhập với giáo dục thế giới, chúng tôi chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp phát
    triển đội ngũ CBQL trường THPT tại thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tại TP Cần Thơ,
    đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT góp phần nâng cao
    chất lượng giáo dục bậc THPT của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL
    trường THPT.

    4. Giả thuyết khoa học

    Đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tại thành phố Cần Thơ còn hạn chế về cơ
    cấu và chất lượng. Các giải pháp phát triển đội ngũ này còn nhiều bất cập trong giai
    đoạn đổi mới giáo dục THPT. Cần đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL
    trường THPT góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của bậc học này.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường học.

    5.2. Khảo sát thực trạng và các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
    THPT tại thành phố Cần Thơ.

    5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong giai
    đoạn hiện nay và sắp tới.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ CBQL (gồm Hiệu trưởng,
    phó Hiệu trưởng) của 24 trường THPT trên địa bàn TP Cần Thơ.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận

    - Quan điểm hệ thống - cấu trúc.
    - Quan điểm lịch sử.


    - Quan điểm thực tiễn.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu

    - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái
    quát hóa và tổng hợp các công trình nghiên cứu, văn kiện, văn bản, các nghị quyết,
    tài liệu, sách, báo, thông tin trên mạng internet có liên quan đến đề tài.
    - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
     Phương pháp điều tra bằng phiếu: Xây dựng bảng hỏi cho đội ngũ CBQL và
    giáo viên trường THPT.
     Phương pháp trò chuyện và phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn CBQL của Sở
    Giáo dục và Đào tạo, CBQL trường THPT.
     Phương pháp quan sát: Quan sát CBQL trong công việc đang đảm nhận, ghi
    nhận những biểu hiện về năng lực quản lý ở CBQL.
     Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
    - Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS for window để xử lý
    số liệu thu thập được từ các điều tra bằng bảng hỏi.

    8. Những đóng góp của đề tài

    - Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL và phát triển CBQL
    trường THPT tại TP Cần Thơ.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tại TP Cần Thơ
    trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng và
    hiệu quả giáo dục của bậc học này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...