Luận Văn Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn xã Hòa Bình-Thường Tín- Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Ở nước ta hiện nay có trên 2.000 làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi,giá trị xuất khẩu trong năm 2010 ước đạt 1,5 tỷ USD. Hầu hết đó là những làng nghề thủ công truyền thống sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài . Các làng nghề tại Việt Nam hiện nay đã góp phần giúp kinh tế tại các làng quê ngày một phát triển hơn, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong lúc nông nhàn . Tuy nhiên, làng nghề VN lại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý, thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làng nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Hơn thế với gần 80% dân số hoạt động trong nông nghiệp và sống ở nông thôn với mức thu nhập đầu người rất thấp cùng với việc tỷ lệ sinh đẻ cao, đất canh tác ngày càng có xu hướng co hẹp lại tạo ra một sức ép rất lớn cho môi trường cũng như hệ sinh thái.Ô nhiễm nguồn nước, không khí, hóa chất công nghiệp đang là vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải quyết ngay. Do vậy nghiên cứu việc phát triển bền vững các làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ môi trường ô nhiễm môi trường làng nghề hiện rất cần được quan tâm và nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    ã Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường, an sinh xã hội ở làng nghề truyền thống xã Hòa Bình.
    ã Nghiên cứu sự cần thiết của việc phát triển các làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội tại xã Hòa Bình
    ã Đề xuất một số giải pháp nhằm gắn kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống của xã Hòa Bình.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn xã Hòa Bình.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    ã Phương pháp điều tra, phỏng vấn
    ã Phương pháp phân tích thực chứng dựa trên các số liệu thống kê
    ã Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu




    MỤC LỤC
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI iii
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU iii
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU iv
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU iv

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ 1
    1.1 Khái niệm và phân loại làng nghề 1
    1.1.1 Khái niệm 1
    1.1.2 Phân loại 2
    1.2 Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn 2
    1.3 Phát triển bền vững 5
    1.3.1 Khái niệm 5
    1.3.2 Nội dung của phát triển bền vững 6
    1.4 Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống 7
    1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển bền vững các làng nghề truyền thống 7
    1.4.2 Nội dung phát triển bền vững các làng nghề truyền thống 8
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TẠI XÃ HÒA BÌNH 10
    2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của xã Hòa Bình 10
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
    2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ HÒA BÌNH 10
    2.2.1 Kinh Tế 10
    2.2.2 xã hội 12
    2.2. Thực trạng phát triển làng nghề tại xã HB 13
    2.2.1. Sự hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống 13
    2.2.2. Hiện trạng phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống của xã Hòa Bình 15
    2.2.2.1 Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh 15
    2.2.2.2 Về lao động 15
    2.2.2.3 Về vốn cho sản xuất kinh doanh 16
    2.2.2.4 Về đất đai 17
    2.2.2.5 Về công nghệ 17
    2.2.2.6 Về nguyên liệu 18
    2.2.2.7 Về thị trương tiêu thụ 18
    2.2.2.8 Về môi trường 19
    2.2.3. Vai trò của các cơ sở thủ công truyền thống đối với phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Bình 22
    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA BÌNH 23
    3.1 Đánh giá sự phát triển của làng nghề theo tiêu chí phát triển bền vững 23
    3.1.1 Thành tựu và những mặt tích cực 23
    3.1.2 Những khó khăn và vấn đề đặt ra hiện nay 24
    3.2 Định hướng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề xã Hòa Bình 25
    3.2.1 Định hướng phát triển 25
    3.2.2 Giải pháp phát triển bền vững các làng nghể xã Hòa Bình 26
    KẾT LUẬN 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...