Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có một đường lối chiến lược phát triển khác nhau. Một số quốc gia trong những thập kỷ gần đây đạt được những thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc như Nhật Bản, Hàn Quốc . Khi tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra bước phát triển nhẩy vọt của các quốc gia này thì có một điểm chung nhất là họ đều có đường lối chiến lược phát huy nguồn lực con người hiệu quả và hợp lý. Nhân lực được coi là một nguồn lực trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội và được xem như là nguồn lực khởi đầu cho mọi sự khởi đầu.
    Việt Nam với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội trong hai thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một quốc gia năng động trong khu vực. Tuy nhiên trước bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức lớn trên mọi lĩnh vực. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế so sánh về lao động do lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, tuy nhiên để phát huy triệt để lợi thế so sánh, tạo đà xây dựng phát triển nguồn nhân lực bền vững đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ và lâu dài. Chúng ta đã có sự đổi mới căn bản về quan điểm và nhận thức phát triển nguồn nhân lực được thể hiện rõ nét trong văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Tại văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc khoá IX - X đã khẳng định “Phát triển con người vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa lâu dài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức”; "Tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao [1].
    Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc tổ quốc. Là trung tâm đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề lớn thứ 3 của cả nước. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá
    mạnh mẽ, tốc độ phát triển GDP bình quân đạt trên 8%, thu nhập bình quân năm
    2005 đạt khoảng 300USD/người. Các chỉ tiêu xã hội có chiều hướng chuyển biến tích cực. Với cơ chế chính sách mở tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển và đặc biệt với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang là những tiền đề tốt giúp Thái Nguyên có cơ hội phát triển và hòa mình với nhịp độ phát triển chung của cả nước. Với những thành tựu đã đạt được nêu trên có một phần đóng góp quan trọng từ khu vực kinh tế nông thôn, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 GDP khu vực nông nghiệp đóng góp gần 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 4,6%.
    Tuy nhiên với thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng hiện nay còn quá nhiều bất cập đã cản trở, hạn chế tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc phát huy các nguồn nội lực còn rất thấp, đặc biệt chưa phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tập trung nghiên cứu, xây dựng các giải pháp giúp khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn là nội dung cần được quan tâm nghiên cứu.
    Trước thực trạng này yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải có công trình nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn. Từ thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên”.


    MỤC LỤC


    Trang

    Lời cam đoan . . Lời cảm ơn. . . Mục lục. Danh mục các chữ viết tắt . . Danh mục các bảng . . . Danh mục biểu đồ . Mở đầu . .
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    2. Mục tiêu nghiên cứu .
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
    4. Đóng góp mới của luận văn
    5. Bố cục luận văn .
    Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    1.1. Cơ sở khoa học về nguồn nhân lực . .
    1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực .
    1.1.2. Cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của nguồn nhân lực
    1.2. Phương pháp nghiên cứu
    1.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .
    1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
    1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . .
    Chương I: Thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh
    Thái Nguyên .
    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên .
    2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nông thôn . . .
    2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên
    2.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực .
    2.2.2. Thực trạng sử dụng lao động trong các hộ điều tra .
    2.2.3. Đánh giá kết quả sử dụng lao động trong khu vực nông thôn .
    2.2.4. Ý kiến đề xuất của người dân để phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội .
    2.2.5. Tác động của một số chính sách của tỉnh Thái Nguyên đến vấn đề sử dụng nhân lực trong khu vực nông thôn .
    2.3. Phân tích đánh giá . .
    2.3.1. Một số hạn chế về nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn
    2.3.2. Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn . .
    Chương III: Một số giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên
    3.1. Quan điểm phương hướng và mục tiêu phát huy nguồn nhân lực nông thôn
    3.1.1. Quan điểm phát huy vai trò nguồn nhân lực . . .
    3.1.2. Phương hướng . .
    3.1.3. Những mục tiêu cơ bản .
    3.2. Một số giải pháp . . .
    3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . . .
    3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới . . . .
    3.2.3. Nhóm giảp pháp về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả lao động trong
    khu vực nông thôn . .
    3.2.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực đối với các vùng nghiên cứu . . .
    Kết luận và kiến nghị . .
    1. Kết luận .
    2. Đề nghị . .
    2.1. Đối với Nhà nước . .
    2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên
    Danh mục tài liệu tham khảo . .
    Phụ lục . . . .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...