Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG

    PHẦN MỞ ĐẦU


    *Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài


    Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trên thế giới như hiện nay,đòi hỏi các quốc gia tự hoàn thiện mình để tham gia vào sân chơi chung của thế giới.Vì thế, không có lí do gì mà Việt Nam lại nằm ngoài xu hướng phát triển như thế.Khi tham gia hội nhập,các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập song cũng thu được những ích lợi từ quá trình này đó là việc di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia với nhau về:Vốn,lao động,khoa học kĩ thuật, để phát triển nền kinh tế trong nước.Trong đó quá trình di chuyển sức lao động quốc tế đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế thế giới.Với việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cùng với sự tăng trưởng dân số toàn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động tham gia vào thương mại quốc tế.Trên thế giới hiện nay có 2 xu hướng xuất khẩu lao động chính.thứ nhất là từ các nước đông dân với nền kinh tế đang phát triển hay kém phát triển sang các nước có nền kinh tế phát triển,điều này sẽ giúp rất nhiều ích lợi cho nước xuất khẩu lao động như giải quyết được việc làm,xóa đói giảm nghèo, .xu hướng thứ nhất này thì lao động xuất khẩu thường là lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấpCòn xu hướng thứ hai đó là việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các quốc gia phát triển với nhau ,xu hướng này ,đối với các lao động có tay nghề cao hoặc có thể nói là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.Theo như số liệu thống kê thì cho thấy được xu hướng thứ nhất hiện nay diễn ra mạnh mẽ hơn xu hướng thứ hai.Tuy nhiên,ta cần xét đén những lợi ích mà các quốc gia khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế là gì.Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tếgiúp cho nước xuất khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như:


    Thứ nhất,lượng lao động xuất khẩu sẽ đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn lao cho nước xuất khẩu lao động dựa trên lượng tiền mà người lao động xuất khẩu gửi về cho gia đình.Lượng ngoại tệ này sẽ giúp nên kinh tế nước đó cân bằng được cán cân thanh toán quốc tế hay có thể dùng để trả nợ nước ngoài, .​Thứ hai,việc xuất khẩu lao động còn giúp nước xuất khẩu lao động giảm bớt gánh nặng về nạn thất nghiệp.Điều này sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội tại nước xuất khẩu lao động.​Cuối cùng là những người lao động xuất khẩu sẽ theo mình những cảnh đẹp,món ngon,nền văn hóa đặc trưng,lối sống, của đất nước mình đến với bè bạn thế giới và đây sẽ là một kênh quảng bá hình ảnh của đất nước họ với bạn bè thế giới rất hữu hiệu mà nước xuất khẩu hầu như không mất chút chi phí nào.Điều đó sẽ gián tiếp giúp nghành du lịch ở nước xuất khẩu lao động phát triển nói riêng và bạn bè thế giới sẽ hiểu thêm về đất nước đó sẽ giúp nâng cao vị thế của nước đó trong mắt ban bè năm châu.

    ​Còn đối với nước nhập khẩu lao động thì lượng lao động này sẽ là một nguồn nhân lực cần thiết để nước đó có thể phát huy được hết lợi thế của mình.


    Trước nhũng lợi ích mà việc xuất khẩu lao động đem lại cho từng quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung,thì có thể nói xuất khẩu lao động là một động lực để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển.Trong khi đó,Việt Nam là một nước đông dân với số dân trên 85 triệu người,người Việt Nam có tính chăm chỉ,cần cù,ham học hỏi đó sẽ là rất thuận lợi cho Việt Nam khi tham gia vào quá trinh di chuyển sức lao động quốc tế và hứa hẹn sẽ thu được một nguồn lợi lớn.Trước những nguồn lợi lớn và lợi thế vốn có của Việt Nam thì những vấn đề đặt ra cho công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay chính là việc tôt da hóa nguồn lợi này.Như chúng ta đã biết thì việc xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay đang ở xu hướng thứ nhất,mặc dù số lượng lao động xuất khẩu cũng tương đối nhưng hiệu quả dem lại chưa cao,vì thế chúng ta cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu trong hoàn cảnh như hiện nay,bên cạn đó cần phải củng cố niềm tin tại các thị trường cũ đồng thời tìm kiếm các thị trường mới nhiều tiềm năng hơn để có thể tận dụng hết lợi thế đông dân.Nhưng hiện nay,một vấn đề khó khăn đặt ra với Việt Nam trong việc xuất khẩu lao động là tình trạng lao động xuất khẩu của Viêt Nam có xu hướng bỏ trốn ngày càng tăng.Bỏ trốn ở đây là việc họ tự phá bỏ hợp đồng lao động đã kí lúc đầu để ra làm ngoài vì nhiều lí do.Trước thực trạng này,nhiều nước trước đây nhập khẩu lao động của Việt Nam đang dặt ra những rào cản và hạn chế số lượng người nhập khẩu .Vì thế,song song với việc khắc phục tình trạng này thì Nhà Nước đã thúc đẩy việc tìm và mở rộng ra nhiều thị trường mới và trong đó có Trung Đông.Vì thế em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông"


    * Mục đích nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông"


    Em chọn nghiên cứu đề tài này với hai mục đích chính.Thứ nhất để khái quát hóa các lý luận về xuất khẩu lao động và mục đích thứ hai là nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam và từ đó đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang các nước Trung Đông.


    *Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu em chọn ở đây đó là tổng quan về xuất khẩu lao động của Việt Nam và những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông.


    *Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng quan về thị trường lao động của 16 nước Trung Đông trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây.


    *Phương pháp nghiên cứu


    Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, so sánh .


    *Kết cấu của chuyên đề
    Chuyên đề gồm 3 chương.
    Chương 1: Lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động
    Chương 2:Thực trạng xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông
    Chương 3: Dự báo và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông



    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm về xuất khẩu lao động [/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Nguyên nhân và động lực thúc đẩy việc xuất khẩu lao động[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Những tác động của di chuyển quốc tế sức lao động[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Tình hình xuất khẩu lao động trên thế giới[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯƠC TRUNG ĐÔNG[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Những qui định của Việt Nam về hoạt động xuất khẩu lao động[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1.Tình hình thị trường lao động xuất khẩu[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân[/TD]
    [TD]19[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.3. Những tác động tiêu cực của tình trạng này[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Những nét khái quát về Trung Đông[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Số liệu lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước thị trường Trung Đông[/TD]
    [TD]27[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3.1. Những kết quả đạt được
    [/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG
    [/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Dự báo về nhập khẩu lao động của các nước Trung Đông[/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Những giải pháp thúc đẩy xuât khẩu lao động sang thị trường Trung Đông từ phía Nhà Nước[/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Những giải pháp xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu[/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]49[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...