Luận Văn Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA tại Việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng đến nay chúng ta đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực như: Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần 8,2%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 40% GDP, đầu tư nước ngoài đạt 10,2 tỷ USD, xuất khẩu đạt gần 40 tỷ USD, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19%. Không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá -xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Một sự kiện nổi bật đánh dấu bước tiến quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam năm 2006 là Việt Nam đã trở thành một viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây sẽ là cơ hội mới giúp nước ta phát triển về khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, thu hút vốn và công nghệ nước ngoài nhiều hơn đồng thời là cơ hội để hàng hoá Việt Nam cũng như các sản phẩm công nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.
    Đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ trong nước thì sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và các Tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Nguồn vốn ODA được Chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế- xã hội. Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế –xã hội tương đối hiện đại. Trong hơn mười năm qua từ năm 1993 đến nay, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam khoảng hơn 37 tỷ USD vốn ODA. Ngoài ra, có 600 tổ chức phi chính phủ viện trợ cho Việt Nam khoảng 100 triệu USD/ năm. Trong đó có khoảng gần 18 tỷ USD đã được giải ngân, tương đương với 49% tổng số vốn ODA đã cam kết. Tuy nhiên, ODA không chỉ là khoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế và chính trị. Do quan điểm nhìn nhận về vốn ODA của ta còn hạn chế dẫn đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này còn chưa hợp lý nên đã gây ra những lãng phí, thiệt hại lớn cho nhà nước. Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng vốn ODA. Bởi vậy, việc đánh giá thực trạng vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam những năm qua, tìm ra những điểm cần hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể thu hút được nhiều hơn nữa và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA. Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?
    Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA, em đã quyết định lựa chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA tại Việt nam” làm khoá luận tốt nghiệp .
    Kết cấu của khoá luận gồm có 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA)
    Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA tại Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
    (ODA) . 4
    I. TỔNG QUAN VỀ ODA 4
    1.1. Khái niệm . 4
    1.2. Phân loại ODA . 5
    1.2.1.Phân loại theo nguồn viện trợ . 5
    1.2.2.Phân loại theo điều kiện ràng buộc . 6
    1.2.3. Phân loại theo mục đích của vốn ODA . 7
    1.2.4. Phân loại theo hình thức sử dụng ODA 8
    1.2.5. Phân loại theo phương thức hoàn trả . 8
    II. ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
    TỚI ODA 9
    2.1. Các đặc điểm chủ yếu của ODA . 9
    2.2. Mục đích sử dụng ODA . 11
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA . 14
    III. CÁC ĐỐI TÁC CUNG CẤP ODA TRÊN THẾ GIỚI . 16
    3.1. Các tổ chức viện trợ đa phương 16
    3.2. Các nước viện trợ song phương . 19
    IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    VIỆT NAM 20
    V. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
    THẾ GIỚI 23

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA
    TẠI VIỆT NAM 27
    I. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 27
    1.1. Tổng vốn ODA đã thu hút . 27
    1.2. Tình hình thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực . 30
    1.3.Tình hình thu hút vốn ODA theo khu vực địa lý 34
    1.4. Tình hình thu hút vốn ODA theo nhà tài trợ . 36
    II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM . 42
    2.1. Tình hình sử dụng vốn ODA thông qua các dự án tại Việt Nam 42
    2.2. Thực trạng quản lý vốn ODA tại Việt Nam . 44
    2.3. Đánh giá hiệu quả của việc quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam 49
    2.4. Hạn chế trong việc quản lý và sử dụng ODA 54
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 58
    I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ODA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 58
    1.1. Nhu cầu của vốn ODA cho đầu tư trong 5 năm 2006-2010 58
    1.2. Những thuận lợi và thách thức tác động đến nguồn cung cấp
    ODA trong 5 năm 2006 - 2010 . 58
    1.3. Quan điểm, nguyên tắc sử dụng và định hướng thu hút ODA
    giai đoạn 2006-2010 . 60
    1.4. Định hướng vịêc thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2006-2010
    vào một số lĩnh vực chủ yếu 61
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
    CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA TẠI VIỆT NAM . 64
    KẾT LUẬN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...