Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH . ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 4
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Cơ sở pháp lý về biển và hải đảo . 7
    1.1.1. Các văn bản pháp lý của Trung ương về biển và hải đảo . 7
    1.1.2. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
    Quảng Ninh về biển và hải đảo 10
    1.2. Các khái niệm liên quan về biển, đảo 11
    1.2.1. Khái niệm về biển 11
    1.2.2. Khái niệm về đảo, quần đảo . 11
    1.2.3. Các khái niệm liên quan đến biển và hải đảo . 12
    1.3. Quản lý nhà nước về biển và hải đảo . 13
    1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về biển và hải đảo . 14
    1.3.2. Quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo . 14
    1.4. Đặc điểm của quản lý nhà nước về biển và hải đảo . 15
    1.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo 15
    1.4.2. Quản lý nhà nước trên vùng biển rộng lớn, có nguồn tài
    nguyên biển phong phú cùng đối tượng khai thác, sử dụng biển đa
    dạng với những sức ép về phát triển kinh tế biển gia tăng . 18
    1.4.3. Quản lý nhà nước về biển và hải đảo vừa mang yếu tố quốc
    gia, vừa mang yếu tố quốc tế . 19
    1.4.4. Quản lý nhà nước về biển và hải đảo đòi hỏi nguồn lực lớn 19
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.5. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về biển và hải đảo . 20
    1.5.1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
    quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo . 20
    1.5.2. Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển,
    hải đảo 21
    1.5.3. Quản lý thống nhất các hoạt động điều tra cơ bản, khai thác
    sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; quản lý về
    khảo sát, thăm dò, nghiên cứu biển, hải đảo và đại dương . 21
    1.5.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên
    và bảo vệ môi trường biển, hải đảo . 22
    1.5.5. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển,
    hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi
    trường bờ biển 22
    1.6. Các hình thức quản lý nhà nước về biển và hải đảo 23
    1.6.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biển
    và hải đảo . 23
    1.6.2. Ban hành cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về biển và
    hải đảo 23
    1.6.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về biển và hải đảo . 24
    1.6.4. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về biển và hải đảo . 24
    1.7. Tổng quan kết quả nghiên cứu quản lý nhà nước về biển và hải
    đảo ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua . 24
    1.7.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu quản lý nhà nước về biển và
    hải đảo ở Việt Nam trong thời gian qua 24
    1.7.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu, thực hiện quản lý nhà nước
    về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua 28
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
    PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
    2.2. Địa điểm, phạm vi, thời gian nghiên cứu . 31
    2.2.1. Về địa điểm nghiên cứu . 31
    2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 31
    2.2.3. Về thời gian nghiên cứu . 31
    2.3. Nội dung nghiên cứu 31
    2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng
    Ninh liên quan đến công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo. . 31
    2.3.2. Đánh giá nội dung của công tác quản lý nhà nước về biển và
    hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 31
    2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
    nhà nước về biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . 32
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ 2007- 2013 . 32
    2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh . 34
    2.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan . 34
    2.4.4. Phương pháp chuyên gia 35
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh . 36
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 39
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo
    tỉnh Quảng Ninh 45
    3.2.1. Kết quả xây dựng và phát triển tổ chức bộ máy quản lý nhà
    nước tổng hợp về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh . 45
    3.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về biển và
    hải đảo tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007-2013 50
    3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong quản lý nhà nước
    về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh . 78
    3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
    biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh 84
    3.3.1. Đối với Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường 84
    3.3.2. Các đề xuất với tỉnh Quảng Ninh . 85
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 99

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình từ năm 2007-2013 (
    o
    C) 38
    Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình từ năm 2007-2013 (mm) . 39
    Bảng 3.3: Thực trạng phát triển kinh tế Quảng Ninh giai đoạn 2007-2013 . 39
    Bảng 3.4: Hiện trạng đường bộ tỉnh Quảng Ninh . 41
    Bảng 3.5: Các hộ dân diện xây dựng kinh tế mới tại đảo Trần huyện
    Cô Tô 43
    Bảng 3.6: Đội ngũ cán bộ công chức Chi cục Biển và Hải đảo
    Quảng Ninh năm 2013 46
    Bảng 3.7: Thống kê hiện trạng cơ sở vật chất trang thiết bị của Chi
    cục Biển và Hải đảo Quảng Ninh . 48
    Bảng 3.8: Danh mục thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dùng
    đề xuất đầu tư cho Chi cục Biển và Hải đảo Quảng Ninh . 49
    Bảng 3.9: Danh mục các văn bản tham mưu trình đã ban hành từ
    2008 - 2013 về công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo . 51
    Bảng 3.10: Tổng hợp các Hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà
    nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo cho các
    địa phương 55
    Bảng 3.11: Thống kê các quy hoạch, kế hoạchcó sự phối hợp tham
    gia của Chi cục Biển và Hải đảo 58
    Bảng 3.12: Thống kê, đánh giá tình hình sử dụng đất các khu công
    nghiệp ven biển . 60
    Bảng3.13: Thống kê, đánh giá các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê
    đất ven biển và mặt nước biển tại Quảng Ninh 62
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    Bảng 3.14: Thống kê, đánh giá các tổ chức, cá nhân trong nước thuê
    đất ven biển và mặt nước biển tại Quảng Ninh 63
    Bảng 3.15: Biến đổi đường bờ một số khu vực giai đoạn 2001 - 2013 67
    Bảng 3.16: Các chương trình hợp tác quốc tế về biển, hải đảo tỉnh
    Quảng Ninh từ 2010 -2014 . 71
    Bảng 3.17: Xây dựng kế hoạch, nội dung thực hiệnTuần lễ biển và
    hải đảo hàng năm 73
    Bảng 3.18: Kịch bản ứng phó Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng
    mức phát thải trung bình tỉnh Quảng Ninh . 74
    Bảng3.19: Thống kê thiệt hại do ảnh hưởng BĐKH - NBD tương ứng
    với từng mức của Kịch bản ứng phó tỉnh Quảng Ninh 74





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ix
    DANH MỤC HÌNH

    Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 38
    Hình 3.2: Đường bờ thuộc phường Cẩm Thạch, Cẩm Thủy Cẩm
    Trung, Cẩm Bình Cẩm Sơn, Cẩm Phú, biến đổi rất mạnh . 68
    Hình 3.3: Bản đồ nguy cơ ngập do BĐKH-NBD tỉnh Quảng Ninh,
    kịch bản ngập 100cm 75


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”, hầu hết
    các quốc gia có biển đều chọn hướng tiến ra biển và đại dương là mục tiêu
    chính, lấy biển và đại dương để nuôi đất liền. Cùng với xu hướng tăng
    trưởng kinh tế và gia tăng dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên,
    nhất là tài nguyên không tái tạo trên đất liền đang dần bị cạn kiệt. Vì vậy với
    mục tiêu tiến ra biển, đại dương là mục tiêu trước mắt và lâu dài của các
    quốc gia trong đó có Việt Nam.
    Khu vực Biển Đông của Việt Nam, trong đó có vùng biển Quảng Ninh.
    Với bờ biển dài hơn 250 km, diện tích mặt biển rộng trên 6.125,5 km
    2
    (tương
    đương diện tích đất liền) với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ chiếm hơn 2/3 tổng
    số đảo của cả nước, 10/14 huyện, thị xã, thành phố có biển, nguồn tài nguyên
    ven biển, trên biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh được đánh giá có hệ sinh thái rất
    đa dạng và nhạy cảm với nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm. Quảng
    Ninh có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Nằm trong hai hành
    lang, một vành đai kinh tế, là khu vực quan trọng trong chiến lược phát triển
    kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia và khu vực.
    Trên một khu vực biển có thể có nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài
    nguyên: khai thác trên mặt nước (giao thông, xây dựng công trình biển, năng
    lượng gió .). Tính đa dạng và giàu có về kiểu loại tài nguyên biển, ven biển và
    hải đảo, cũng như bản chất “dùng chung” của các hệ thống tài nguyên biển (tài
    nguyên chia sẻ) đã tạo tiền đề cho khai thác, sử dụng đa mục tiêu, đa ngành.
    Tuy nhiên, đặc điểm của quản lý đơn ngành là chỉ chú ý đến lợi ích của
    ngành mình mà chưa chú ý thích đáng đến lợi ích của ngành khác. Có nghĩa là
    khai thác loại tài nguyên này có thể làm suy thoái loại tài nguyên khác. Như
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    vậy, làm nảy sinh mâu thuẫn ngành hay tổ chức, cá nhân tham gia khai thác,
    sử dụng tài nguyên và môi trường biển. Xét ở góc độ tổng thể, các hoạt động
    trên biển có mối liên hệ, tác động nhất định đến nhau, lợi ích của hoạt động
    này đôi khi là cản trở đối với hoạt động khác. Điều này làm tăng mâu thuẫn
    lợi ích giữa ngành này với ngành khác, địa phương này với địa phương khác
    hoặc giữa các quốc gia có vùng biển chung trong việc sử dụng hệ thống tài
    nguyên ở vùng bờ, biển và hải đảo.
    Để khắc phục những bất cập nảy sinh trong quản lý, khai thác, sử dụng
    tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo theo ngành, lãnh thổ, năm 2007
    Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban hành
    Nghị quyếtsố 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã
    khẳng định cần phải nghiên cứu, đề xuất cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp,
    quản lý thống nhất về biển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển
    một cách đầy đủ làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền trên
    các vùng biển, đảo. Thể chế hóa Nghị quyết nêu trên, ngày 06 tháng 3 năm
    2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng
    hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và Tổng cục Biển và Hải
    đảo Việt Nam được thành lập để giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
    công tác này. Trên cơ sở các nghiên cứu, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    đã nêu rõ “quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất tài nguyên, môi trường
    biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái là quản lý liên ngành, liên vùng
    thông qua việc hoạch định và tổ chức thực hiện các công cụ quản lý phù hợp
    để điều phối, phối hợp hoạt động quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên của
    các ngành, các cấp nhằm bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được bảo vệ,
    khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; hài hòa lợi ích giữa
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    các ngành, các cấp và các bên liên quan, đi đôi với bảo vệ môi trường và các
    hệ sinh thái biển và hải đảo”.
    - Yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát huy giá trị các nguồn tài nguyên
    thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi tỉnh phải đẩy mạnh thực
    hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ “Nâu”
    sang “Xanh”, tái cơ cấu lại nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên
    hữu hạn (như: than, đất, đá vôi, đất sét, .). Trước yêu cầu đặt ra do ảnh hưởng
    diễn biến cực đoan, khó lường của bão lũ đã đặt ra cho công tác QLNN về
    biển và hải đảo trước những thách thức mới.
    - Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp (khai khoáng, sản xuất vật liệu
    xây dựng, nhiệt điện, đóng tàu . Đô thị hóa nhanh, ô nhiễm môi trường tại
    một số điểm trong tình trạng báo động, đòi hỏi phải được khẩn trương khắc
    phục, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế có tính
    bền vững là du lịch, dịch vụ.
    - Hoạt động phát triển kinh tế biển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống
    văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về biển và hải đảo còn thiếu; khai thác,
    sử dụngtài nguyên vùng bờ chưa hiệu quả, thiếu bền vững; môi trường vùng
    bờ bị biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ, hải
    sản giảm sút. Đời sống ngư dân vùng biển chịu nhiều rủi ro do tai biến thiên
    nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
    Với mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày
    09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)
    về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020; nhất là khi tỉnh Quảng Ninh
    được Bộ Chính trị đồng ý cho triển khai điểm thực hiện Chiến lược biển Việt
    Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương
    Đảng (khoá X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.
    Để giúp địa phương nhìn nhận đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
    nước về biển và hải đảo trên địa bàn toàn tỉnh kể từ khi có Nghị quyết Hội
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) ngày 09/02/2007,
    đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý
    nhà nước về biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đây cũng là lĩnh
    vực đang được tỉnh, ngành Sở Tài nguyên và Môi trường giao quản lý đang
    còn nhiều mới mẻ và khó khăn Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
    trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về biển và
    hải đảo tỉnh Quảng Ninh”.
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.NGƯT
    Nguyễn Ngọc Nông - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái
    Nguyên, sự giúp đỡ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi
    khí hậu, Tổng cục Địa chất khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường, các
    Sở, Ban, Ngành của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là sự giúp đỡ của lãnh đạo Sở
    Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, các chuyên gia đầu ngành, cán
    bộ công chức Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Quảng Ninh cũng như các đơn vị
    liên quan. Đề tài sẽ đóng góp thiết thực để tăng cường hiệu quả cho công tác
    quản lý nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
    2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
    2.1. Mục tiêu của đề tài
    2.1.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo trên
    địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ đó có các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng
    lực công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh, góp
    phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 4
    Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) ngày 09/02/2007 về Chiến lược
    biển Việt Nam đến năm 2020.
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo
    của tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở đánh giá nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực
    hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Biển và hải đảo thuộc Sở Tài nguyên
    và Môi trường Quảng Ninh.
    - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
    nước biển, hải đảo và vùng bờ trên địa bàn tỉnh, tham mưu trình cấp có
    thẩm quyền ban hành các thể chế chính sách, củng cố tổ chức xây dựng bộ
    máy nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở
    Quảng Ninh.
    2.2. Ý nghĩa của đề tài
    2.2.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    - Bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã học trong nhà trường cho bản thân
    đồng thời đây là lĩnh vực quản lý còn hết sức mới mẻ trong lĩnh vực quản lý
    nhà nước về tài nguyên và môi trường. Vì vậy rất cần có những luận giải cũng
    như cách tiếp cận và giải quyết từng lĩnh vực nội hàm của công tác quản lý
    nhà nước về biển và hải đảo từ đó bổ sung hỗ trợ trở lại cho kiến thức trong
    học tập được sâu hơn cụ thể hơn.
    - Cần có cái nhìn toàn diện, nắm vững những quy định, thể chế chính
    sách trong công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở Trung ương và của
    tỉnh. Vận dụng và làm sâu sắc hơn ý nghĩa thực tiễn trong quá trình thực tế
    tham mưu, chỉ đạo công tác này ở địa phương.
    - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan giúp cho bản thân nâng cao
    công tác tham mưu, xây dựng cơ chế chính sách quản lý ở địa phương và cụ thể
    hóa các thể chế chính sách về công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo của
    tỉnh trước yêu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    6
    2.2.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
    - Đóng góp vào việc triển khai thành công phương thức quản lý nhà
    nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo dựa trên cách tiếp cận hệ sinh
    thái tại tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu; kinh tế phát triển- xã hội an sinh - môi
    trường bền vững.
    - Giúp Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường tham
    mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện thành công phương thức quản lý
    nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo dựa trên cách tiếp cận hệ
    sinh thái, là phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả và đang được nghiên cứu,
    áp dụng ở nước ta.
    - Đề tài có ý nghĩa góp phần tăng cường cho công tác quản lý nhà nước
    về biển và hải đảo giúp cho tỉnh tháo gỡ những bất cập, vướng mắc, khó khăn
    trong công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo, đồng thời thực hiện thắng
    lợi Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban
    chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
    2020. Tập trung lãnh đạo thực hiện ba khâu đột phá chiến lược, nhất là hiện
    nay tỉnh Quảng Ninh đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “Nâu”
    sang “Xanh” từ chưa bền vững sang bền vững đảm bảo hài hòa phát triển kinh
    tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.
     
Đang tải...