Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá.
    Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất Năm 2001 khu vực kinh tế HTX của tỉnh Thái Nguyên có giá trị GDP
    là 30.294 triệu đồng, năm 2006 là 38.178 triệu đồng. Như vậy, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là gần 5%. Trong mấy năm qua, năm đạt tăng trưởng cao nhất là năm 2005 với mức 43,4%, nhưng lại có năm giảm tăng trưởng tới gần 32% (năm 2003). Điều đó chứng tỏ, khu vực kinh tế hợp tác, HTX phát triển chưa thật sự ổn định. Xét về mặt đóng góp thì kinh tế hợp tác, HTX mới chỉ cộng vào tổng GDP của tỉnh mỗi năm khoảng 1%. Năm 2006 là năm có giá trị tăng thêm lớn nhất của các HTX với 78.606 triệu đồng, bình quân mới đạt khoảng 250 triệu đồng giá trị tăng thêm của mỗi một HTX và chiếm tỷ trọng 1,01% GDP toàn tỉnh [1].
    Qua một vài con số chứng minh trên đây có thể thấy, những đóng góp của kinh tế hợp tác, HTX cho địa phương còn chưa nhiều, chưa tương xứng với vai trò là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Có thể chỉ ra hàng loạt những tồn tại cần phải tháo gỡ trong phát triển kinh tế hợp tác, HTX: tiềm lực kinh tế khu vực này còn yếu, tài sản vốn, quỹ ít, đặc biệt là các HTX nông nghiệp.

    Số HTX hoạt động hiệu quả chưa nhiều, trong khi số HTX yếu kém chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, đáng lưu ý là còn một số HTX hoạt động mang tính hình thức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể. Tình trạng một số HTX thành lập mới không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà ra đời với mục đích để được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi hoặc đón các chương trình tài trợ của tỉnh còn khá nhiều. Vì thế, khi phải bước vào hạch toán độc lập thì các HTX này tỏ ra lúng túng và bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng.
    Từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn Đề tài nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay .
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    2.1. Mục tiêu chung

    Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp nhằm tìm ra những tiềm năng, ưu thế và những mặt hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp tại địa phương.
    2.2. Mục tiêu cụ thể

    Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kinh tế hợp tác, HTX nói chung và

    HTX nông nghiệp nói riêng.

    Đánh giá thực trạng về tổ chức và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau Luật HTX năm 2003 trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
    Đưa ra các giải pháp chủ yếu, định hướng phát triển nhằm xây dựng mô hình các HTX nông nghiệp trên địa bàn phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động của các

    HTX nông nghiệp.

    Đối tượng khảo sát: các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung, phương thức tổ chức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý điều hành, phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp.
    Về không gian: Đề tài nghiên cứu HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

    Thái Nguyên.

    Về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thời gian từ năm 2006 - 2008 ở địa phương. Để từ đó có các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
    của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    Đề ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công tác tổ chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
    Đưa ra những nhận định chủ quan và những đề xuất về cơ chế, chính sách nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, phát huy lợi thế, tiềm năng sản phẩm nông nghiệp của địa phương trên thị trường trong và ngoài nước.

    5. Bố cục luận văn

    Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2015


    MỤC LỤC Trang



    MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

    5. Bố cục luận văn 4

    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
    PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

    1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã . 5

    1.1.2. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và

    hợp tác xã trên Thế giới và ở Việt Nam 18

    1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

    1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết . 36

    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 36

    1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39

    Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP
    TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI 40
    NGUYÊN

    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 40

    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 40

    2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 43

    2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG

    NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN . 47

    2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên . 47

    2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ hợp tác 56

    2.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp . 57






    2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 71
    2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp . 71

    2.3.2. Về kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp 72

    2.3.3. Một số hạn chế . 75

    2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế . 76

    2.3.5. Bài học kinh nghiệm 77

    Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI
    ĐOẠN 2010-2015 . 79


    3.1. ĐỊNH HưỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

    NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN . 79

    3.1.1. Cơ sở của những định hướng 79

    3.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động của các hợp

    tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên . 81

    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

    NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-

    2015 85

    3.2.1. Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác cán bộ . 85

    3.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hợp tác xã 86

    3.2.3. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển 92

    3.2.4. Giải pháp quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông nghiệp 93
    3.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã 93
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 95

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...