Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, liên tục và toàn diện đã đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, kinh tế và đời sống nhân dân. Do vậy, sản xuất lương thực luôn luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách, nhất là lúa gạo đã chiếm tới 90% sản lượng lương thực cả nước.
    Hiện nay, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất, do đó chúng ta có những đột phá vượt bậc về năng suất, sản lượng lúa nhưng hiệu quả sản xuất lúa trên diện tích còn thấp, ngay cả trong vùng có điều kiện thâm canh tốt nhất. Lý do chính là trong sản xuất lúa chúng ta chỉ chú ý đến năng suất mà chưa chú ý đến chất lượng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do vậy, bên cạnh việc phải tiếp tục nhiệm vụ an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân, phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Để giải quyết vấn đề này, cần có những giống lúa có chất lượng gạo tốt, thơm ngon, thành phần dinh dưỡng cao đồng thời phải có năng suất cao, ổn định, thích nghi với điều kiện canh tác ở địa phương.
    Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, huyện đã có những bước chuyển đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế và phát triển các lĩnh vực xã hội khác. Huyện đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, toàn huyện đã tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ và chất lượng giống. Phát triển nhanh và có hiệu quả những giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng nhanh và ổn định. Bình quân lương thực đầu người đạt 360 kg/người/năm, hàng năm có khoảng 40% lượng lương thực là hàng hóa trong đó chủ yếu là lúa chất lượng [2]. Kết quả này đã đóng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện đời sống vật chất, tinh thần cho phần lớn người dân. Tuy nhiên, hiện nay giá trị hàng hoá của cây lúa chưa cao, mặc dù huyện có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất lúa hàng hoá như điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn và nguồn lực . nhưng chưa được khai thác triệt để.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XIX về phát triển nông nghiệp đã khẳng định: “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo bước chuyển biến mạnh hơn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn” [21]. Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2009 – 2010; giai đoạn năm 2010 đến năm 2015 và đến năm 2020 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 13,6%, bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 9,5 triệu đồng (tính theo giá trị hiện hành), tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 40%, tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt: 28.084 tấn .
    Để đạt được mục tiêu trên trong thời gian tới, huyện cần phát triển nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng sản phẩm, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật và thị trường. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên các loại cây có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng thành vùng sản xuất lúa hàng hóa [2].
    Căn cứ vào điều kiện về tự nhiên đất đai, khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội, phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện Trấn Yên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu1.2.1. Mục đíchTrên cơ sở nghiên cứu thực trạng của sản xuất lúa chất lượng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn tác động đến hệ thống trồng trọt và sản xuất lúa chất lượng của huyện. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tăng thu nhập cho người dân góp phần xoá đói giảm nghèo, tận dụng cao nhất các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương.
    1.2.2. Yêu cầu- Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội chi phối sản xuất nông nghiệp tại địa ph­ương.
    - Đánh giá thực trạng sản xuất ngành trồng trọt và sản xuất lúa của huyện Trấn Yên: Thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất.
    - Thực hiện một số thí nghiệm về lúa chất lượng trên địa bàn huyện và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng trên địa bàn huyện.
    1.3. Ý nghĩa của đề tài* Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần bổ sung, hoàn thiện về hệ thống cây trồng, đặc biệt là sản xuất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên.
    * Ý nghĩa thực tiễn
    - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản xuất lúa chất lượng thích hợp theo h­ướng hàng hoá tại huyện Trấn Yên, tạo cơ sở để mở rộng diện tích lúa chất lượng trên địa bàn huyện.
    - Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
    - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng đặc biệt là cây lúa theo hướng sản xuất hàng hoá.
    1.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.- Các tài liệu thứ cấp ở địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa (các yếu tố đất đai, diện tích đất trồng trọt, thời tiết, khí hậu .).
    - Các hệ thống cây trồng hiện có.
    - Các giống cây trồng.
    - Các vật liệu thử nghiệm.
    - Các hộ nông dân tham gia trong đề tài.
    1.4.2. Giới hạn của đề tàiĐề tài tập trung nghiên cứu hệ thống cây trồng có lúa và lúa chất lượng tại huyện. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng và phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hoá trên địa bàn toàn huyện.


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình viii
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 3
    1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
    1.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Một số cơ sở lý luận cơ bản sản xuất lúa 5
    2.2. Cơ sở thực tiễn 27
    3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
    3.2. Nội dung nghiên cứu 39
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 40
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 45
    4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện 53
    4.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên 58
    4.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp 58
    4.2.2. Hiện trạng các công thức luân canh của huyện Trấn Yên. 61
    4.2.3. Hiện trạng sử dụng giống và năng suất cây trồng 62
    4.2.4. Tình hình sản xuất lúa chất lượng trên địa bàn huyện Trấn Yên 65
    4.2.5. Thị trường tiêu thụ lúa gạo chất lượng trên địa bàn huyện Trấn Yên 72
    4.2.6. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 75
    4.3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất lúa chất lượng của huyện 79
    4.3.1 Định hướng sản xuất lúa chất lượng trên địa bàn huyện Trấn Yên năm 2010 – 2015 79
    4.3.2. Đề xuất một số giải pháp đối với sản xuất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 80
    4.4. Thử nghiệm một số giải pháp 83
    4.4.1. So sánh một số giống lúa chất lượng vụ xuân 2009 84
    4.5.2. Xác định lượng đạm bón cho lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 87
    4.6. Dự kiến sự phát triển lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 96
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98
    5.1. Kết luận 98
    5.2. Kiến nghị 99
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...