Luận Văn Thực trạng và Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh kỹ thuật cơ - kim - khí Hà

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong SXKD kỹ thuật cơ - kim - khí Hà Nội trong giai đoạn hiện nay




    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    TRONG SẢN XUẤT- KINH DOANH KỸ THUẬT CƠ - KIM - KHÍ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    ============

    PHẦN MỞ ĐẦU



    Sau những năm cải cách kinh tế. Đất nước Việt Nam ta đã có những bước phát triển diệu kỳ, làm cả thế giới phải khâm phục và kinh ngạc. Từ một dất nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế sa sút, tình trạng lạm phát cao đến nay chúng ta đã có sự tăng trưởng GDP đạt trung bình từ 5-6% năm. Hàng năm xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ dô la Mĩ. Đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình xã hội ổn định, vị thế của nước Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế ngày càng được nâng cao.
    Đó là nhờ chính sách đổi mới của Đảng vận dụng sáng tạo các quy luậtkhách quan trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế tham gia quá trình đầu tư để sản xuất, kinh doanh. Cả nước ta đang là một công trường khổng lồ. Các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung theo vùng kinh tế trọng điểm ngày càng nhiều.Các khu công nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương với cơ chế thông thoáng thu hút, kích thích đầu tư mọc nên như nấm.
    Hiện nay toàn quốc có mấy chục vạn doanh nghiệp đang hoạt động ở mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong đó có các doanh nghiệp nhà nước được Đảng và Nhà nước ta coi là xương sống và chủ đạo của nền kinh tế cả nước.
    Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước là qua một thời gian dài hoạt động theo cơ chế quan liêu, bao cấp nên còn rất nhiều hạn chế về tư duy và phương thức hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải tự vươn lên bằng nội lực của chính mình điều đó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
    Chính vì vậy việc đổi mới quản lý, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là bước đột phá để bảo đảm vai trò xương sống, chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Những bước đi cụ thể của quá trình đổi mới là:
    1. Xắp xếp lại doanh nghiệp : Xoá bỏ các doanh nghiệp nhà nước quá nhỏ bé, ít vốn, hay luôn thua lỗ. Hình thành các tổng công ty, tập đoàn kinh tế chuyên ngành, đa ngành, đa năng để có sức mạnh tập trung cao nhất về vốn, nhân lực , vật lực.
    2. Xây dựng các cơ chế, cơ cấu hoạt động, điều hành hợp lý, thông thoáng theo mô hình nền kinh tế thị trường để phát huy sức mạnh tối đa của các doanh nghiệp nhà nước .
    3. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước có trình độ, kiến thức quản trị kinh doanh. Sử dụng người có tài để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước .
    4. Nhà nước ưu tiên các ngành nghề mũi nhọn, chiến lược để hướng các doanh nghiệp nhà nước phát triển và đầu tư .
    5. Với các doanh nghiệp nhỏ và yếu kém, không ở ngành chủ đạo thì cho cổ phần hoá, án, khoán, cho thuê để thu hồi một phần vốn.
    Thực tế những năm gần đây đã chứng minh sự đúng đắn của việc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Đó là sự hình thành các Tổng công ty trong xây dựng, giao thông, xuất nhập khẩu nông sản, thuỷ hải sản đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên sự non trẻ, thiếu kinh nghiệm thương trường quốc tế còngây ra những khó khăn không nhỏcho các doanh nghiệp nhà nước: Đó là luật thương mại quốc tế và của từng nước, là sự đòi hỏi xoá bỏ hàng rào thuế quan để hội nhập với AFTA và WTO .
    Sự khắt khe phức tạp của thị trường Nhật, EU, Mĩ là thách thức rất lớn làm các doanh nghiệp Việt Nam phải trả giá khá nhiều như: cá Basa, cà phê



    Trung Nguyên về thương hiệu sản phẩm. Rõ ràng trong nền kinh tế thị trường như hiện nay chúng ta không chỉ biết làm, làm ra thật nhiều sản phẩm mà phải biết làm ra cái gì?. Bán cho ai? Bán như thế nào thì có lợi nhuận tối đa?.
    Trong tình hình chung đó các doanh nghiệp nhà nước trong Sở Công nghiệp Hà Nội không thể không chịu sự tác động. Vốn là các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, doanh thu không lớn, giá trị sản phẩm cố định không lớn, nên hoạt động kinh doanh rất hạn chế so với các doanh nghiệp trung ương có cùng ngành nghề . Vừa qua bằng sự nỗ lực vươn lên mới chỉ có một vài đơn vị có sự thay đổi và phát triển liên tục như: Kim khí Thăng Long, khoá Việt Tiệp, giầy vải Thượng Đình - Thuỵ Khê Còn đại đa số gặp khó khăn nhất là các doanh nghiệp cơ khí chế tạo mà nguyên nhân khách quan, chủ quan đều có .
    Từ sự phân tích đó Thành phố có chủ trương đến năm 2005 phải xắp xếp lại toàn diện các doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở công nghiệp quản lý theo ngành nghề và quy mô để tạo ra một số doanh nghiệp chủ lực của công nghiệp Hà Nội theo ngành nghề hay sản phẩm có thế mạnh.
    Xu thế hình thành một tổng công ty cơ khí chế tạo của Hà Nội đã rõ nét. Việc sát nhập công ty Mai Động với Công ty Giải phóng . đã chứng minh điều đó .
    Viện kĩ thuật cơ kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động khoa học công nghệ là chủ yếu song lại theo phương thức lấy thu bù chi, hầu như không có sự đầu tư từ 10 năm trở lại đây làm cho nó không đủ khả năng làm được nhiệm vụ ban đầu của nó là: Trung tâm khoa học công nghệ của ngành công nghiệp thủ đô.
    Khó khăn của Viện là rất lớn, để hoạt động ổn định và phát triển trong bối cảnh hiện nay là thách thức và là đòi hỏi sống còn. Vạch ra được ưu nhược để tìm ra được lối đi trong tình hình mới là bước đi đầu tiên và quyết định.Sự chỉ đạo sáng suốt và kịp thời của Thành phố và Sở nhằm giải quyết vấn đề nhân lực , vật lực, tài lực nhằm tháo gỡ khó khăn cho Viện hiện nay kỳ quan trọng.
    Là một cán bộ kĩ thuật làm việc ở Viện trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm bản thân tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở về con đường và biện pháp thực hiện nhằm đưa Viện phát triển. Kết hợp với kiến thức được học tập qua lớp đào tạo giám đốc doanh nghiệp nhà nước khoá 4 .Qua sự giao lưu trao đổi ý kiến,tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên của Viện .Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp của mình nhằm góp phần cùng tập thể cán bộ công nhân viện phấn đấu đưa Viện kĩ thuật cơ kim khí Hà Nội từng bước đi lên xứng đáng với vai trò trung tâm mghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ của Thủ đô

     
Đang tải...