Luận Văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tạiđịa phương trong giai đoạn (2000 - 2010)



    Lời nói đầu
    TÍNH CẤP THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI

    Từ xưa ông cha ta đã có câu " Tấc đất tấc vàng" nên ông cha ta đã đổi bao công sức, xương máu mới khai thác cải tạo bảo vệ giữ gìn vốn đất đai cho tới ngày hôm nay. Chính vì thế, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi người dân: " Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, giao thông vận tải. Vì vậy đất đai là điều kiện chung nhất của mọi ngành sản xuất là hoạt động của con người, bất cứ một ngành sản xuất nào cũng phải cần đất đai là đối tượng để con người tác động vào trong quá trình lao động.
    Đất đai góp phần quan trọng vào trong đời sống của nhân dân đặc biệt đất nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp vì nước ta là một nước thuần nông, nên không có gì thay thế được vốn đất đai, đất đai có vai trò quan trọng, có vị trí không thể thiếu đối với con người nên việc tổ chức quản lý bảo vệ sử dụng tốt, đạt hiệu quả cao nguồn tài nguyên đất là mục tiêu hàng đầu của Đảng - Chính phủ trong mọi điều kiện hoàn cảnh đều phải bảo vệ gìn giữ cải tạo tốt nguồn tài nguyên đất đai trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã khẳng định CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm. Những năm trước mắt nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu thông qua Chỉ thị 100 của Ban bí thư, Nghị định 64/CP của Chính phủ về việc giao đất cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích nông nghiệp, Nghị định 64/CP ban hành tạo vốn bước nhảy vọt trong ngành nông nghiệp, đất đai được giao đến từng hộ gia đình từ đó mà đất đai ngày càng được sử dụng có hiệu quả giúp cho người chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi, đời sống của nhân dân cải thiện Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
    Mặt khác, bên cạnh những kết quả đã đạt được qua việc giao đất theo Nghị định 64/CP thì vẫn còn nhiều vướng mắc, đất đai còn chia manh mún, gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất, khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hạn chế việc áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất nên hiệu quả thấp chưa khai thác hết khả năng sử dụng của đất.
    Để khắc phục những tồn tại trên tạo đà phát triển nông nghiệp trong thời gian tới biện pháp khả thi này đem lại hiệu quả cao nhất là việc dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong toàn xã. Khắc phục tình trạng manh mún đất đai để có kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, khoa học nhằm phát triển kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn làm thay đổi bộ dạng của ngành nông nghiệp cuộc sống của nhân dân ngày càng ổn định.
    Mặc dù, việc vi phạm đất đai vẫn còn gia tăng và xử lý việc vi phạm đất đai tại địa phương còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc xử lý vi phạm đất đai tại các địa phương gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc áp dụng pháp luật và giải quyết chưa được sự thống nhất gây tồn đọng kém hiệu quả.
    Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước, vai trò đất đai ngày càng quan trọng. Việc quản lý sử dụng có hiệu quả đất - nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ liên quan đến quyết định tương lai của nền kinh tế địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung, còn đảm bảo mục tiêu ổn định tình hình chính trị phát triển về kinh tế - xã hội, để đạt được điều đó việc chấn chỉnh xử lý giải quyết một cách kịp thời nghiêm minh với những trường hợp vi phạm Luật đất đai là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết.
    Xuất phát từ lý do nêu trên tôi chọn cho mình đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạn (2000 - 2010) để nghiên cứu cho tiểu luận tốt nghiệp của mình.
    Mục đích nghiên cứu đề tài là để tìm hiểu qui định của Nhà nước về việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai góp phần nâng cao sử dụng hiệu quả đất, từ đó so sánh qui định Luật hiện hành với áp dụng hiện thực tại địa phương mình và nêu ra giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại địa phương góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, ổn định trật tự an ninh tại xã Thái Nguyên nói riêng và các địa phương khác nói chung.

    Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần:
    Phần I: Những vấn đề lý luận quản lý sử dụng đất đai.
    Phần II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai ở xã Thái Nguyên.
    Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...