Báo Cáo Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động cung cấp nước sạch trên địa bà

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỷ người trên thế giới không được sử dụng nước sạch, 2,6 tỷ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia tăng. Liên Hợp Quốc ước tính có 2,6 tỷ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025.
    Như vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo nguồn nước sạch cho những nhu cầu thiết yếu của con người. Sự hợp tác song phương, đa phương giữa các nước nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm nước sạch trên toàn cầu là vô cùng quan trọng để mang lại một cuộc sống tốt đẹp cho loài người.
    Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều nỗ lực trong việc giúp người dân tiếp cận được với nguồn nước sạch, đẩy lùi được nhiều bệnh tật liên quan tới nước.Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế Việt Nam đã xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động nhằm đưa vấn đề nước sạch trở thành mục tiêu quốc gia cần được đáp ứng. Năm 1994, Chính phủ đã có Chỉ thị số 200/TTg về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và đến tháng 8 năm 2000, Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2010 có 85% dân số ử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/ng/ngày. Chiến lược đã trở thành một định hướng vô cùng quan trọng cho các ngành, các cấp triển khai thành các kế hoạch cụ thể cho từng địa phương. Trong những năm qua ngành cấp nước của các tỉnh thành trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống người dân, tiến tới thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

    Lời cảm ơn 1
    Phần mở đầu 2
    Phần nội dung 4
    A. tổng quan về cơ quan thực tập 4
    1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên môi trường 4
    1.1 Vị trí địa lý 4
    1.2 Dân số 4
    1.3 Tài nguyên nước 4
    1.4 Môi trường 5
    2. UBND huyện Tứ Kỳ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài Nguyên – Môi trường 5
    2.1 UBND huyện: 5
    2.2 Phòng Tài nguyên – Môi trường 7
    B. Thực trạng của hoạt động cung cấp 14
    nước sạch và công tác quản lý đối với hoạt động 14
    cấp nước trên địa bàn huyện Tứ Kỳ 14
    1. Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống con người 14
    1.1 Thế nào là nước sạch? 14
    1.2 Vai trò của nước sạch đối với đời sống 14
    1.3 Các loại hình cấp nước sạch 14
    2. Thực trạng của hoạt động cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tứ Kỳ 16
    2.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành cấp nước của huyện Tứ Kỳ 16
    2.2 Những kết quả đã đạt được 18
    2.3 Những tồn tại của hoạt động cấp nước sạch của huyện Tứ Kỳ 20
    3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với ngành cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tứ Kỳ 21
    3.1 Thành tựu đạt được 21
    3.2 Hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước đối với ngành nước sạch 23
    C. Nhận xét và kiến nghị 24
    Kết luận 28
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...