Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Học Tiếng Anh Của Sinh Viên Khối Cao Đẳng Không Chuyê

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Hiện nay nó trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt khi Nhà nước ta thực hiện cơ chế mở cửa. Vì vậy có thể nói đó là lý do tại sao nhiều trường ĐH, CĐ đã và đang dạy tiếng Anh cho sinh viên, tuy nhiên trong những năm qua chất lượng học tiếng Anh ở các trường ĐH, CĐ trong nước nói chung và ĐHAG nói riêng chưa được cao. Nguyên nhân ở đâu? Bên cạnh đó Ban Giám Hiệu nhà trường đang thực hiện chủ trương: tất cả các sinh viên của trường sau khi ra trường đều có thể nói thông, viết thạo tiếng Anh.Vì vậy đề tài nằm nghiên cứu thực trạng của việc học tiếng Anh của sinh viên khối cao đẳng không chuyên. Dựa trên số liệu tìm được từ các cuộc phỏng vấn, số lần đi dự giờ và phiếu điều tra và qua đó đưa ra nhiều giải pháp phù hợp cũng như những ứng dụng góp phần vào nâng cao chất lượng hiệu quả của việc học cho sinh viên khoi cao đẳng không chuyên của ĐHAG.
    Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thị Nguyệt Thanh Trang 3 Thực trạng & giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của khối CĐKC - ĐHAG
    TÓM LƯỢC
    Đề tài này nhằm điều tra thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên khối cao đẳng không chuyên của trường Đại Học An Giang. Sử dụng phiếu điều tra, dự giờ và phỏng vấn để thu thập dữ liệu, phân tích số lượng và phần trăm. Số liệu thu thập được sẽ cho thấy thực trạng việc học tiếng Anh của khố cao đẳng không chuyên của trường và nguyên nhân của thực trạng đó.Từ cơ sở thực tiễn đó sẽ có một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của việc học tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên.
    Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thị Nguyệt Thanh Trang 4 Thực trạng & giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của khối CĐKC - ĐHAG
    CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Như đã được đề cập ở phần trên, mục tiêu của đề tài này là để biết được thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên khối cao đẳng không chuyên của trường ĐHAG,. Đó là lý do tại sao tôi áp dụng một số phương pháp như sau để thu thập dữ liệu mà tôi nghĩ rằng những phương pháp rất đáng tin cậy và hiệu quả.
    DỰ GIỜ
    Dự giờ một số tiết tiếng Anh tại một số lớp cao đẳng không chuyên của trường.
    BẢNG CÂU HỎI
    Có hai bảng câu hỏi. Một bảng dành cho sinh viên và một bảng cho giáo viên.
    PHỎNG VẤN
    Phỏng vấn các giáo viên đã và đang dạy tiếng Anh cho khối không chuyên và một số sinh viên của trường những câu hỏi về vấn đề nghiên cứu. Đây là một phương pháp quan trọng bởi vì nó sẽ cho chúng ta không chỉ cần thiết mà còn đáng tin cậy.
    Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên đây, đọc sách và tham khảo ý kiến của những nhà khoa học đầy kinh nghiệm trong vấn đề trong những vấn đề khoa học liên quan cũng rất hữu ích.
    Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thị Nguyệt Thanh Trang 5 Thực trạng & giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của khối CĐKC - ĐHAG

    A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    I. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUNG:
    Phương pháp dạy học là một thành tố của quá trình dạy học. Nó có quan hệ phụ thuộc với các thành tố khác của quá trình đó. Cụ thể là phương pháp dạy học chịu sự định hướng của mục đích, nhiệm vụ dạy học , phù hợp với mục tiêu giáo dục.
    Phương pháp dạy học được qui định bởi nội dung dạy học, nói cách khác, nội dung dạy học chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học trong các loại hình trường. Vì lẽ đó, các phương pháp dạy học tạo nên phương thức hoạt động phối hợp, thống nhất giữa người dạy người học. Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: giáo viên là người tổ chức, điều khiển, còn học viên là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng bằng chính những thao táo những hành động trí tuệ của riêng mình được vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên.
    Theo Đặng Vũ Hoạt thì vấn đề phân loại các phương pháp dạy học cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về cơ sở phân loại, hệ thống và tên gọi các phương pháp dạy học.Với ông, sau đây là những phương pháp đang được sử dụng phổ biến. Đó là các phương pháp được xây dựng trên các nguồn tri thức.
    1. Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời:
    Lời nói và chữ viết với tư cách là một nguồn tri thức phong phú. Căn cứ vào đặc điểm của chúng, người ta xây dựng phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp,phương pháp dùng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác.
    1.1.Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trỉnh bày tài liệu nhằm tạo cho người học một cách có hệ thống. Đối với phương pháp này bao gồm ba phương pháp nhỏ đó là:
    Giảng thuật: là một trong những phương pháp thuyết trình có chứa đựng các yếu tố trần thuật hoặc miêu tả.
    Giảng giải: là phương pháp giáo viên dùng những luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ các vấn đề, các nguyên tắc, định lý, định luật, công thức . Giảng giải chứa đựng các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, phát triển trí thông minh, sáng tạo đối với người học.
    Giảng diễn: là phương pháp dạy học đối với người lớn tuổi có năng lực nhận thức phát triển và có tư duy khái quát ở mức độ cao. Giảng diễn là trình bày một vấn đề hoàn chỉnh, có tính phức tạp, trừu tượng và khái quát trong khoảng thời gian tương đối dài.

    Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thị Nguyệt Thanh Trang 6 Thực trạng & giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của khối CĐKC - ĐHAG

    1.2. Nhóm các phương pháp vấn đáp( đàm thoại) là phương pháp hỏi, đáp( đối thoại, trao đổi) giữa người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những loại tài liệu đã được học hoặc những kinh nghiệm được tích lũy từ cuộc sống, hoặc tổng kết, ôn tập củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức hay kiểm tra kết quả học tập của người học. Trong thực tiễn dạy học tồn tại những phương pháp dạy học như: vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.
    1.3.Nhóm phương pháp dùng sách giáo khoa và các tài liệu khác.
    Sách giáo khoa là nguồn tri thức phong phú nó giúp cho người học mở rộng, đào sâu những kiến thức thu lượm được qua bài giảng của giáo viên, tự luyện tập nhờ các bài tập và tự kiểm tra bằng các câu hỏi được nêu ra trong sách giáo khoa.
    2. Phương pháp dạy học trực quan: bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan,. Hai phương pháp này có quan hệ trực tiếp với nhau.
    2.1.Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, được sử dụng rộngng rải trong quá trình dạy học, đặc biệt trong quá trình giảng dạy và học tập các môn khoa học tự nhiên nhằm rút ra các nhận xét, những kết luận có cơ sở thực tiễn.
    2.2. Trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trước khi, trong khi và sau khi lĩnh hội tài liệu học tập mới. Nó còn được sử dụng trong quá trình ôn tập, củng cố và thậm chí khi kiểm tra tri thức,kỹ năng, kỹ xảo người học.
    Giáo viên sử dụng tốt các phương pháp trực quan sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu, tạo điều kiện cho người học dễ hiểu, nhớ lâu, gây hứng thú cho người học, phát triển ở người học năng lực chú ý, quan sát, bồi dưỡng sự say mê , óc tò mò tìm tòi, phát hiện những tri thức mới.
    3. Các phương pháp dạy học thực tiễn:
    Bao gồm các phương pháp độc lập làm thí nghiệm, luyện tập, ôn tập
    3.1.Phương pháp độc lập làm thí nghiệm được sử dụng rộng rãi trong quá trình học tập các môn khoa học thực nghiệm như: vật lí, hóa học, sinh vật Nó giúp người đọc nắm tri thức một cách vững chắc, gây hứng thú say mê và óc tò mò khoa học.
    3.2.Phương pháp luyện tập là lập lại nhiều lần những thao tác trí tuệ, những hành động thực tiễn nhất định nhàm hình thành và củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học.

    Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thị Nguyệt Thanh Trang 7 Thực trạng & giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của khối CĐKC - ĐHAG

    3.3.Phương pháp ôn tập giúp cho người học củng cố, mở rộng, đào sâu, khái quát hóa những tri thức đã được học, củng cố vững chắc những tri thức kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ đặc biệt là khả năng tư duy độc lập của người học.
    4. Phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình dạy học.
    Các phương pháp kiểm tra đánh giá có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm giúp cho giáo viên và các cấp quản lí thu đươc những tín hiệu ngược phản ánh chất lượng và hiệu quả dạy học để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập của thầy và trò. Mặt khác kiểm tra đánh giá còn có tác dụng củng cố tri thức, tạo điều kiện phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho người học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...