Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong các doanh ngh

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt trên thương trường hiện nay, mỗi
    doanh nghiệp đều phải tìm ra cho mình những lợi thế cạnh tranh nhất định để tồn tại và
    phát triển. Những lợi thế ấy có thể là nguồn nguyên vật liệu, có thể là vốn, là bí quyết kỹ
    thuật, là công nghệ nhưng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ, vai trò của yếu tố con
    người có thể bị phủ nhận. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các doanh
    nghiệp đã ngày một nhận thức sâu sắc hơn nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng và
    quyết định như thế nào đến sự thành bại của họ.
    Nói về nguồn nhân lực, thì các doanh nghiệp Việt Nam có một lợi thế lớn. Hiện
    nước ta có khoảng 48,5 triệu lao động, trong đó có khoảng 40,7 triệu người từ đủ 15 tuổi
    trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên; và mỗi năm lại có khoảng 1,2 triệu người gia
    nhập lực lượng lao động. Người Việt Nam vẫn được đánh giá là cần cù và thông minh.
    Vậy tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tỏ ra kém cạnh tranh hơn so với các doanh
    nghiệp nước ngoài??? Điều đó phải chăng xuất phát từ việc khai thác nguồn nhân lực
    của các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiệu quả??
    Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội nhưng
    cũng lại chồng chất thêm rất nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp Việt
    Nam. Bởi vì, một khi đã bước vào “sân chơi chung bình đẳng”, các doanh nghiệp phải
    thực sự cạnh tranh trên thị trường bằng chính năng lực của mình. Nhân tố con người là
    động lực chính tạo nên sức cạnh tranh ấy cho doanh nghiệp. Vậy mà các doanh nghiệp
    Việt Nam lại có vẻ đang sử dụng nguồn nhân lực quý giá một cách kém hiệu quả và hết
    sức lãng phí. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã tự
    bộc lộ những yếu kém trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Nếu như không tự thay đổi
    cách nghĩ và hành động trong tuyển chọn, đào tạo và sử dụng lao động thì khi hội nhập,
    các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ dần đánh mất người tài, và do đó, dần đánh
    mất năng lực cạnh tranh của chính mình, loại bỏ chính mình ra khỏi thị trường.
    Trước tầm quan trọng của nguồn lực con người, trước lợi thế về nguồn lao động
    trong nước, trước việc chú trọng phát huy nguồn nhân lực chưa đúng mức trong các
    doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, và trước đòi hỏi cấp thiết bên thềm hội nhập của việc
    cải tổ phương thức quản trị nguồn nhân lực để cạnh tranh tốt hơn, thiết nghĩ cần phải có
    sự nghiên cứu, đánh giá lại và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
    nhân lực, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt
    Nam” .
    2. Mục đích nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục đích:
    ? Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong
    các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
    ? Kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực
    trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội
    nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài này tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
    ? Thị trường lao động Việt Nam hiện nay, chủ yếu tập trung vào các vấn đề: cung và
    cầu về lao động Việt Nam, điều kiện của lao động Việt Nam.
    ? Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tập
    trung vào 4 hoạt động lớn: tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích và
    đãi ngộ nhân sự.


    4. Phạm vi nghiên cứu
    Với giới hạn về quy mô, đề tài không thể tiến hành nghiên cứu hoạt động quản
    trị nguồn nhân lực ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đề tài chỉ giới hạn phạm vi
    nghiên cứu trong những doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân (sau đây sẽ xin gọi tắt
    là doanh nghiệp tư nhân) và chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (khoảng dưới
    500 nhân viên).
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Với đề tài này, phương pháp nghiên cứu trước hết vẫn là sự kết hợp giữa phương
    pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
    Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin hiện đại là:
    ? Phân tích, xử lý thông tin: quy nạp, diễn dịch, phân tích và tổng hợp.
    ? Nghiên cứu tại bàn: thu thập các tài liệu, thông tin qua Internet, với các website lớn
    về quản trị nguồn nhân lực như www.vietnamworks.com, www.hrvietnam.com .,
    các website về doanh nghiệp như www.vcci.com.vn, www.vneconomy.com.vn, và
    website hỗ trợ tìm kiếm www.google.com.
    ? Nghiên cứu thực nghiệm: điều tra bằng phiếu hỏi (questionaire), quan sát thực
    nghiệm (observation), phỏng vấn và xin trả lời qua thư điện tử (e-mail).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...