Luận Văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nam á – phòn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i

    Lời cảm ơn ii

    Nhận xét của đơn vị xác nhận .iii

    Nhận xét của giảng viên hướng dẫn .iv

    Nhận xét của giảng viên phản biện .v

    Mục lục vi

    Danh mục những cụm từ viết tắt xi

    Danh mục các bảng sử dụng. xii

    Danh mục các sơ đồ, biểu đồ sử dụng xiii


    Lời mở đầu 1

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .3

    1.1. Khái quát chung về NHTM trong nền kinh tế thị trường . 3

    1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại .3

    1.1.2. Khái niệm Ngân hàng Thương mại 4

    1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại . 5

    1.1.4. Chức năng của Ngân hàng Thương mại .6

    1.1.5. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 8

    1.2. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động kinh
    doanh của NHTM 12

    1.2.1. Khái niệm về vốn 12

    1.2.2. Phân loại vốn 12

    1.2.2.1. Vốn tự có .12

    1.2.2.2. Vốn huy động 13

    1.2.2.3. Vốn đi vay .13

    1.2.2.4. Vốn khác .14

    1.2.3. Đặc điểm của vốn huy động .14

    1.2.4. Vai trò của vốn huy động 15

    1.2.5. Các hình thức huy động vốn .16

    1.2.5.1. Tiền gửi của khách hàng 16

    1.2.5.2. Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ 18

    1.2.5.3. Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và NHTW .19

    1.2.5.4. Tạo vốn từ nguồn vốn khác 20

    1.2.6. Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn 20

    1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 21

    1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn 21

    1.3.1.1. Tỷ lệ Vốn huy động so với Vốn tự có 21

    1.3.1.2. Tỷ lệ Vốn huy động so với Tổng nguồn vốn 21

    1.3.1.3. Tỷ trọng các loại tiền gửi 21

    1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 21

    1.3.2.1. Nhân tố khách quan .21

    1.3.2.1.1. Môi trường pháp lý 21

    1.3.2.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội 22

    1.3.2.1.3. Sự phát triển của thị trường tài chính 22

    1.3.2.1.4. Tâm lý, thói quen khách hàng 23
    1.3.2.2. Nhân tố chủ quan 23

    1.3.2.2.1. Các hình thức huy động vốn 23

    1.3.2.2.2. Chính sách lãi suất cạnh tranh .24

    1.3.2.2.3. Công nghệ ngân hàng 24

    1.3.2.2.4. Các dịch vụ ngân hàng cung ứng .24

    1.3.2.2.5. Mức độ thâm niên của một ngân hàng . 25

    1.3.2.2.6. Chính sách quảng cáo 25

    Kết luận chương 1 25



    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
    HÀNG NAM Á – PHÒNG GIAO DỊCH BẾN THÀNH 27

    2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nam Á - Phòng Giao Dịch Bến Thành 27

    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27

    2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động . 28

    2.1.3. Chiến lược phát triển 28

    2.1.4. Sứ mệnh hoạt động .29

    2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Nam Á- PGD Bến Thành .29

    2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức .30

    2.1.5.2. Chức năng của các phòng ban 30

    2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 31

    2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Phòng Giao Dịch Bến Thành 32

    2.2.1. Các hình thức huy động vốn đang áp dụng tại PGD 32

    2.2.1.1. Tiền gửi thanh toán 32

    2.2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm .33

    2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình chung về nghiệp vụ huy động vốn tại PGD 36
    2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn của PGD Bến Thành .36

    2.2.2.2. Nghiệp vụ huy động vốn 38

    2.2.2.2.1. Tỷ lệ Vốn huy động so với Vốn tự có . 38

    2.2.2.2.2. Tỷ lệ Vốn huy động so với Tổng nguồn vốn 40

    2.2.2.2.3. Tỷ trọng các loại tiền gửi so với Vốn huy động 42

    2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn .43

    2.3.1. Kết quả đạt được . 43

    2.3.2. Những vấn đề tồn tại 44

    2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu .45

    2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .45

    2.3.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội 45

    2.3.3.1.2. Tâm lý, thói quen khách hàng 45

    2.3.3.1.3. Sự phát triển của thị trường tài chính 45

    2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 45

    2.3.3.2.1. Chính sách lãi suất cạnh tranh .45

    2.3.3.2.2. Chính sách quảng cáo 45

    Kết luận chương 2 46



    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
    QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NAM Á –
    PHÒNG GIAO DỊCH BẾN THÀNH .47

    3.1. Định hướng phát triển của NamAbank – PGD Bến Thành 47

    3.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2012 47

    3.1.2. Biện pháp thực hiện 47

    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ huy động vốn 48
    3.2.1. Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp 48

    3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 49

    3.2.3. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt . 53

    3.2.4. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả 54

    3.2.5. Thực hiện tốt chính sách khách hàng . 54

    3.2.6. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, thực hiện chiến lược marketing
    hiệu quả 56

    3.3. Một số kiến nghị 57

    3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .57

    3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nam Á . 58

    Kết luận chương 3 58



    KẾT LUẬN .59

    Danh mục tài liệu tham khảo 60

    Phụ lục.




    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳ
    đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển
    và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương: Phát huy
    nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước
    ngoài giữ vai trò quan trọng. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
    tế đang diễn ra hết sức sôi động. Điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và
    sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Ngân
    hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối hoạt động huy động
    vốn của các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết.

    Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải
    có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.
    Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc
    biệt là “tiền tệ” nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại
    càng có vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh
    của Ngân hàng. Ngoài vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinh
    doanh của mình, việc đầu tiên mà Ngân hàng phải làm là huy động vốn. Nguồn vốn
    mà Ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng cạnh tranh và
    mọi hoạt động của Ngân hàng trên thị trường.

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á – Phòng Giao Dịch Bến Thành
    cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Vì vậy, công tác huy động vốn luôn đóng vai
    trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

    Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của
    Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại PGD Bến Thành – Ngân
    hàng Nam Á, em xin chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả của nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á – Phòng Giao Dịch Bến
    Thành” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường.

    - Những vấn đề cơ bản về Huy động vốn trong hoạt động của Ngân hàng
    Thương mại.

    - Phân tích thực trạng tình hình huy động vốn tại PGD Bến Thành.

    - Đánh giá hoạt động huy động vốn tại PGD Bến Thành.

    - Các giải pháp có thể xem xét áp dụng để nâng cao chất lượng và hoàn thiện
    nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á- PGD Bến Thành.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    v Đối tượng nghiên cứu:

    Các nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á- PGD Bến Thành.

    v Phạm vi nghiên cứu:

    Các số liệu trong bảng báo cáo tài chính từ năm 2009 đến năm 2011 của
    Ngân hàng Nam Á – PGD Bến Thành.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề là thu thập dữ liệu, tổng
    hợp, so sánh và phân tích.

    Dựa vào những phân tích trên cơ sở thực trạng hoạt động huy động vốn tại PGD
    Bến Thành để tìm ra nguyên nhân những vấn đề khó khăn còn tồn tại. Từ đó đưa ra
    những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cho
    hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á- PGD Bến Thành.

    5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

    Ngoài phần mở đầu và kêt luận, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:

    Ø Chương 1: Cơ sở lý luận

    Ø Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng Nam Á và Phòng Giao Dịch Bến
    Thành.

    Ø Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ huy động vốn
    tại Ngân hàng Nam Á – PGD Bến Thành.
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN




    1.1. Khái quát chung về NHTM trong nền kinh tế thị trường

    1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại

    Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan
    trọng nhất của nền kinh tế được hình thành, tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm.
    Từ thời cổ đại, ở những nước có nền thương mại phát triển sớm đã xuất hiện những
    nhóm thương nhân chuyên nghề kinh doanh các dịch vụ tiền tệ nhưng chưa có một
    cơ cấu tổ chức nào được coi như một Ngân hàng theo đúng chức danh của nó.
    Trong nhiều thế kỷ của thời trung cổ, nghề kinh doanh này đã phải trải qua bao nỗi
    thăng trầm bởi chiến tranh tàn khốc, không thể phát triển được. Phải chờ cho đến
    đầu thế kỷ thứ 12, khi chiến tranh đã dịu bớt, kinh tế hàng hoá đã có bước phát
    triển, nhất là khu vực Tây âu. Khi đó, một tổ chức được mệnh danh là ngân hàng
    được thành lập ở Venise nước Ý vào năm 1171, tuy về thực chất chỉ là một tổ chức
    tài chính được thiết lập để thực hiện sự tài trợ cho chiến tranh, nhưng nội dung hoạt
    động của nó đã bao hàm cả nghiệp vụ Ngân hàng.

    Cho đến đầu thế kỷ 15, một số tổ chức kinh doanh tiền tệ được thành lập,
    được xem như những Ngân hàng thực thụ như: Ngân hàng Barcelone, Ngân hàng
    Valenee của Tây Ban Nha, những tổ chức này đã thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền
    ký thác, cấp tín dụng, chuyển ngân và làm các nghiệp vụ thu - chi tiền cho khách
    hàng với ý nghĩa là những nghiệp vụ kinh doanh cơ bản.

    Sự phát triển của Ngân hàng Thương mại phải kể từ thời kỳ phục hưng, và
    đặc biệt là từ khoảng thế kỷ 17 cho đến nay. Thời kỳ kinh tế hàng hoá phát triển
    nhanh chóng, mạnh mẽ, nền thương mại không ngừng mở rộng, các quan hệ hàng
    hoá - tiền tệ phát triển bao trùm đời sống kinh tế - xã hội đã tạo ra những tiền đề
    kinh tế phát sinh và phát triển nghề Ngân hàng.

    Ở Việt nam, trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
    Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định
    hướng Xã hội chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được
    bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp
    đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp
    không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...