Luận Văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    A. Mở đầu 5
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
    2. Mục đích nghiên cứu . 5
    3. Phương pháp nghiên cứu 5
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 5
    5. Bố cục đề tài 5
    B. Nội dung 7
    Chương 1. Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 7
    1.1 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết
    khiếu nại, tố cáo về đất đai 7
    1.1.1 Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 7
    1.1.2 Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành . 8
    1.1.3 Văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành . 9
    1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai 9
    1.2.1 Khiếu nại về đất đai 9
    1.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại . 10
    1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại . 13
    1.3 Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai . 14
    1.3.1 Tố cáo về đất đai 14
    1.3.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo 14
    1.3.3 Thủ tục giải quyết tố cáo 15
    Chương 2. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
    địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2009 – 2011 17
    2.1 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 17
    2.1.1 Tình hình chung 17
    2.1.2 Công tác giải quyết khiếu nại . 17
    2.1.3 Công tác giải quyết tố cáo 18
    2.1.4 Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai . 18
    Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
    khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Huế 25
    3.1 Một số đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
    3.1.1 Những mặt được 25
    3.1.2 Những tồn tại trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 25
    3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
    về đất đai . 26
    C. Kết luận . 29

    A. MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là rất cần thiết không những giúp các cơ quan Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nêu lên được thực trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố
    - Đề xuất được biện pháp khắc phục dựa trên việc phân tích nguyên nhân của thực trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những kết quả thu thập được về tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố.
    - Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin trong việc nhìn nhận các vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng : Khiếu nại, tố cáo về đất đai
    - Phạm vi :
    Không gian : Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Thời gian : Từ năm 2009 – 2011
    5. Bố cục đề tài
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Bảng thống kê chữ viết tắt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...